Nướu Răng Chảy Máu Vì Sao? Cách Khắc Phục Như Thế Nào?

Nướu răng chảy máu hiện tượng thường gặp và gây khá nhiều bất tiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Đáng chú ý, đây còn là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về nha khoa như viêm lợi, viêm nha chu, áp xe chân răng hay tình trạng thiếu hụt vitamin của cơ thể cần phải khắc phục ngay.

Nướu răng bị chảy máu là hiện tượng gì?

Nướu răng chảy máu là một trong những vấn đề về răng miệng thường gặp mà cũng đã phải đối mặt ít nhất một vài lần trong đời. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu tình trạng này không được khắc phục kịp thời sẽ gây nên những ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng của chúng ta.

Hình ảnh nướu răng bị chảy máu
Hình ảnh nướu răng bị chảy máu

Lợi bị chảy máu thường có biểu hiện ban đầu là vùng nướu bị viêm, sưng, tấy đỏ, khi chạm tay vào thấy đau và rỉ máu. Ngoài ra, tình trạng này còn xảy ra khi có những tác động từ bên ngoài như hoạt động ăn nhai, chải răng mạnh, thậm chí là xỉa răng hay chép miệng.

Vì sao nướu răng bị chảy máu?

Nướu răng bị sưng và chảy máu thường khởi phát do các bệnh lý tại răng miệng. Ngoài ra, việc thiếu hụt vitamin, sự thay đổi nội tiết tố và ảnh hưởng của thuốc cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.

Bệnh lý tại răng miệng

Viêm lợi, viêm nha chu và áp xe chân răng là những bệnh lý tại răng miệng gây nên triệu chứng nướu răng bị chảy máu. Cụ thể:

  • Viêm lợi: Lợi đảm nhiệm vai trò bảo vệ, che chở và giữ cho chân răng được chắc chắn. Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh viêm lợi chính là do vệ sinh răng miệng kém, từ đó tạo điều kiện cho các mảng bám, cao răng hình thành. Khi bị mắc bệnh lý này, bạn sẽ có các triệu chứng điển hình như: Lợi sưng đỏ hoặc phì đại, nướu răng chảy máy, tổ chức chân răng lẻo và hôi miệng.
  • Viêm nha chu: Nha chu là tên gọi một tổ chức xung quanh răng, có nhiệm vụ chống đỡ và giữ răng đúng vị trí trong xương hàm. Khi vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, nha chu rất dễ bị viêm nhiễm, kích ứng. Bệnh lý này tiến triển âm thầm với dấu hiệu dễ nhận thấy nhất chính là chảy máu chân răng. Ở giai đoạn nặng, người bệnh còn xuất hiện vôi đóng xung quanh chân răng, răng lung lay…
  • Áp xe chân răng: Áp xe răng chính là ổ mủ gây ra do bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn ở phần trong của răng. Bệnh lý này thường khởi phát từ việc viêm hốc răng không được điều trị, hoặc răng bị thủng, vỡ, từ đó tạo điều kiện vi khuẩn tấn công vào sâu bên trong. Khi bị áp xe chân răng, răng lợi của bạn sẽ liên tục đau nhức, dễ chảy máu chân răng, lên cơn sốt, sưng tấy vùng mặt,…
Áp xe chân răng có thể là nguyên nhân khiến lợi bị chảy máu nhiều
Áp xe chân răng có thể là nguyên nhân khiến lợi bị chảy máu nhiều

Nướu răng chảy máu do vấn đề về sức khỏe khác

Chảy máu chân răng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe không liên quan đến răng miệng. Cụ thể là:

  • Thiếu vitamin C: Thiếu vitamin C cũng được xếp vào nhóm nguyên nhân dễ gây ra tình trạng chảy máu chân răng. Ngoài biểu hiện này, người bệnh còn cảm thấy buồn ngủ, đau xương, khó thở.
  • Thiếu vitamin K: Vitamin K đóng tham gia trực tiếp vào quá trình đông máu. Do đó, nướu răng bị sưng chảy máu rất có thể do cơ thể đang thiếu hụt đáng kể hàm lượng vitamin này.
  • Mắc bệnh sốt xuất huyết: Khi bệnh sốt xuất huyết tiến triển nghiêm trọng, người bệnh chắc chắn sẽ có dấu hiệu chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da và nghiêm trọng hơn là xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não… Các triệu chứng này có thể đe dọa tính mạng do đó chúng ta cần được can thiệp điều trị kịp thời,
  • Tác dụng phụ của thuốc: Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, một nguyên nhân khác có thể khiến nướu răng dễ bị chảy máu đó là sử dụng thuốc làm loãng máu. Đây là loại thuốc làm giảm khả năng đông máu, thường sử dụng cho những người mắc bệnh tim mạch hoặc bệnh lý khác có nguy cơ hình thành các cục máu đông nguy hiểm.
  • Thay đổi nội tiết tố ở nữ: Sự thay đổi nội tiết tố cũng là nguyên nhân khiến nướu răng hay bị chảy máu. Hiện tượng này xảy ra ở các bé gái trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ đang mang thai, đang trong giai đoạn mãn kinh hoặc người sử dụng thuốc tránh thai.
  • Ung thư miệng: Nướu răng bị chảy máu nhiều cũng là một triệu chứng của bệnh ung thư miệng. Tuy nhiên đây không phải là dấu hiệu điển hình nhất. Thông thường, khi bị ung thư miệng, người bệnh chắc chắn sẽ bị viêm loét khoang miệng, nhai nuốt khó, hôi miệng, sưng và nổi hạch.
Một số trường hợp nướu răng chảy máu là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm
Một số trường hợp nướu răng chảy máu là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm

Ngoài ra, theo các chuyên gia nha khoa, việc chảy máu chân răng thường xuyên còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng khác, chẳng hạn như hội chứng thiếu máu, xuất huyết tiểu cầu, tiểu cầu giảm, ung thư vú ở phụ nữ. Do đó, khi gặp phải hiện tượng này, tốt nhất bạn hãy thăm khám bác sĩ cẩn thận để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tính mạng.

Nướu răng chảy máu có phải là hiện tượng nguy hiểm không?

Trên thực tế thì hiện tượng nướu răng không diễn ra mỗi ngày. Nếu khởi phát do thói quen vệ sinh răng miệng không sạch sẽ hay thiếu hụt vitamin thì hiện tượng này sẽ biến mất ngay sau khi bạn điều chỉnh lại.

Ngược lại, nếu chân răng bị chảy máu do bệnh lý thì là vấn đề khá nguy hiểm. Với các bệnh tại răng miệng như viêm nha chu, viêm lợi và áp xe chân răng thì cách khắc phục tương đối đơn giản. Điều quan trọng nhất là bạn cần thăm khám nha sĩ sớm và kịp thời áp dụng các biện pháp điều trị để ngăn ngừa bệnh trở nặng, gây biến chứng nghiêm trọng.

Cách khắc phục nướu răng bị chảy máu

Ngay khi có dấu hiệu chảy máu nướu răng, người bệnh nên đi khám để tìm nguyên nhân và cách điều trị kịp thời, thích hợp. Trường hợp tình trạng này khởi phát do thói quen chăm sóc răng miệng không tốt thì bạn có thể tự khắc phục tại nhà bằng những biện pháp khắc phục đơn giản. Người lại, nếu chảy máu, viêm chân răng xuất hiện do các vấn đề răng miệng hay các bệnh lý khác thì cần điều trị triệt để tại bệnh viện uy tín.

Biện pháp điều trị tại nhà

Khi bị nướu răng bị chảy máu ít và không thường xuyên, bạn cầm máu, giảm sưng đau nướu răng và ngăn ngừa hiện tượng này tái phát bằng các biện pháp đơn giản sau đây:

  • Dùng gạc cầm máu

Dù là chảy máu tại nướu răng hay tại bất cứ cơ quan nào thì cầm máu luôn là việc làm cần được ưu tiên hàng đầu. Bởi điều này không chỉ giúp bạn ngăn ngừa máu chảy mà còn hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng.

Khi bị chảy máu chân răng nhiều, việc dùng gạc để cầm máu là rất cấp thiết
Khi bị chảy máu chân răng nhiều, việc dùng gạc để cầm máu là rất cấp thiết

Với chảy máu nướu răng, bạn có thể tiến hành cầm máu bằng việc dùng một miếng gạc ẩm để sạch áp lên vùng nướu tổn thương. Tuy nhiên, với người bị chứng máu khó đông hoặc miễn dịch yếu thì cách này không mang lại hiệu quả tốt. Khi đó, người bệnh cần khám bác sĩ ngày để tránh mất máu nhiều và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

  • Súc miệng kháng khuẩn

Khi bị chảy máu nướu răng, cảm giác đau đớn và chảy máu là không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, người bệnh còn có nguy cơ nhiễm trùng dẫn đến sưng viêm kéo dài. Nguyên nhân là do khoang miệng là môi trường đặc thù, tồn tại nhiều loại vi khuẩn gây hại. Như vậy, i bị chảy máu nướu răng hay bất cứ tổn thương răng miệng nào khác, tốt nhất bạn cần chú ý súc miệng kháng khuẩn thường xuyên.

Ngoài ra, việc súc miệng thường xuyên với nước kháng khuẩn còn có tác dụng giảm viêm, điều trị bệnh viêm nướu và ngăn ngừa hiện tượng chảy máu nướu răng tái phát. Trên thị trường hiện có bày bán có rất nhiều loại nước súc miệng kháng khuẩn, tuy nhiên nên lựa chọn các loại có thành phần tốt như hydrogen peroxide, chlorhexidine,…

  • Chườm lạnh

Việc chườm lạnh cũng giúp đẩy lùi triệu chứng nướu răng bị sưng và chảy máu hiệu quả. Hơi lạnh từ đá sẽ làm các mạch máu co lại và giảm lưu thông máu, từ đó làm giảm ứ dịch ở các khu vực bị tổn thương. Mặc dù cách này có tác dụng hỗ trợ kiểm soát viêm và sưng và giảm đau lợi nhanh nhưng không thể điều trị được bệnh một cách dứt điểm.

Chườm lạnh giúp khắc phục tình trạng nướu răng bị sưng và chảy máu hiệu quả
Chườm lạnh giúp khắc phục tình trạng nướu răng bị sưng và chảy máu hiệu quả
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách

Trên thực tế, nướu răng hay bị chảy máu sau khi đánh răng và nguyên nhân là do đầu bàn chải cứng hoặc thao tác chải răng chưa đúng cách kết hợp khiến mô nướu bị tổn thương. Do đó, để khắc phục và phòng ngừa hiện tượng trên, bạn nên chú ý đến việc vệ sinh răng miệng tốt hơn. Đặc biệt, thao tác chải răng cần nhẹ nhàng với loại bàn chải lông mềm.

Ngoài ra, để đảm bảo răng miệng sạch sẽ, bạn hãy đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày kết hợp với các biện pháp: Súc miệng nước muối, sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước,…Ngoài ra, việc tới nha khoa lấy cao răng định kỳ cũng rất cần thiết.

Điều trị tại nha khoa

Việc điều trị nướu răng chảy máu nhiều tại nha khoa là cần thiết trong các trường hợp sau đây:

  • Đã áp dụng các biện pháp khắc phục chảy máu nướu răng tại nhà nhưng không hiệu quả.
  • Tình trạng chảy máu nướu răng nhiều hoặc kéo dài trên 24h.
  • Chân răng bị chảy máu do mắc các bệnh lý tại răng miệng nghiêm trọng.

Tại nha khoa, tùy nguyên nhân gây nên tình trạng chảy máu nướu răng mà bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, về cơ bản sẽ bao gồm việc lấy cao răng, dùng thuốc điều trị để tăng tốc độ chữa lành tổn thương ở nướu răng. Bên cạnh đóm người bệnh cũng được hướng dẫn chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng phù hợp để ngăn ngừa chảy máu nướu răng hiệu quả hơn.

Bạn nên thăm khám bác sĩ sớm để điều trị dứt điểm bệnh lý liên quan
Bạn nên thăm khám bác sĩ sớm để điều trị dứt điểm bệnh lý liên quan

Chú ý: Nướu răng bị chảy máu nhiều do các bệnh lý nguy hiểm khác như sốt xuất huyết, ung thư hội chứng thiếu máu, xuất huyết tiểu cầu, tiểu cầu giảm hay ung thư vú ở phụ nữ là vô cùng nguy hiểm. Lúc này, bạn cần nhập viện và điều trị tích cực dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho tính mạng.

Địa chỉ chữa nướu răng bị chảy máu uy tín

Trường hợp nướu răng bị chảy máu nghiêm trọng, không thuyên giảm sau nhiều ngày, tốt nhất bạn nên thăm khám kỹ lưỡng để xác định nguyên nhân và hướng khắc phục triệt để. Một số địa chỉ nha khoa uy tín chuyên điều trị các bệnh lý về răng miệng mà bạn có thể tham khảo là:

  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương: Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương là lựa chọn nên được ưu tiên hàng đầu nếu bạn đang gặp các vấn đề về răng miệng. Bởi nơi đây là bệnh viện tuyến đầu, chuyên sở hữu đội ngũ bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm mỹ, giải phẫu và đặc biệt là điều trị các bệnh lý về răng. Bên cạnh đó, bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương cũng được đầu tư trang thiết bị, phòng khám hiện đại, đáp ứng nhu cầu của người thăm khám. Là một bệnh viện công, có áp dụng bảo hiểm y tế nên nếu khám chữa bệnh tại đây sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí.
  • Khoa Răng hàm mặt – Bệnh viện Bạch Mai: Bệnh viện Bạch Mai với vị thế là bệnh viện tuyến đầu cũng là địa chỉ chữa nướu răng chảy máu và các vấn đề về răng miệng uy tín được nhiều người lựa chọn. Với chuyên khoa răng hàm mặt, nơi đây có nhiều bác sĩ giỏi, tay nghề cao trong lĩnh vực chỉnh hình, thẩm mỹ răng.  Hiện nay, chi phí khám chữa bệnh lý về răng miệng ở đây chỉ dao động từ 3.500.000 – 7.000.000 triệu đồng.
  • Viện Nghiên cứu và Công nghệ Nha khoa Việt Nam – ViDental: Với hệ sinh thái toàn diện, Viện Nghiên cứu và Công nghệ Nha khoa Việt Nam xứng đáng là một trong những đơn vị tiên phong trong điều trị và thẩm mỹ răng. Nơi đây luôn chú trọng đầu tư máy móc thiết bị hiện đại nhập khẩu chính hãng và đều được kiểm chứng đạt chuẩn y tế. Đặc biệt, ViDental còn sở hữu đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh kiệm trực tiếp tham gia vào quá trình thăm khám và lên phác đồ điều trị chuyên biệt cho từng ca bệnh. Bảng giá từng dịch vụ cụ thể tại đây được niêm yết công khai trên website để khách hàng nắm rõ được chi phí điều trị.
  • Bệnh viện răng hàm mặt TP. Hồ Chí Minh: Nếu ở khu vực miền Nam và muốn khắc phục triệt để tình trạng nướu răng chảy máu, bạn không nên bỏ qua Bệnh viện răng hàm mặt TP. Hồ Chí Minh.Bởi nơi đây là bệnh viện đầu ngành về khám và điều trị răng hàm mặt của Sở Y Tế TP.Hồ Chí Minh. Theo khảo sát, chi phí khám chữa bệnh tại đây được niêm yết công khai, có áp dụng bảo hiểm y tế và thường dao động từ 200.000 – 2.000.000 đồng.
ViDental - Địa chỉ khám chữa bệnh về răng miệng uy tín, chất lượng
ViDental – Địa chỉ khám chữa bệnh về răng miệng uy tín, chất lượng

Nướu răng chảy máu nên ăn gì, kiêng gì?

Một chế độ ăn uống phù hợp và khoa học cũng là biện pháp hỗ trợ điều trị các vấn đề về răng miệng hiệu quả. Vậy Nướu răng chảy máu nên ăn gì, kiêng gì? Sau đây sẽ là những gợi ý hữu ích mà Viện Nha Khoa dành cho bạn.

Thực phẩm nên ăn:

  • Thực phẩm giàu vitamin C: Như đã đề cập ở trên, việc thiếu hụt vitamin C là nguyên nhân chính gây chảy máu nướu răng, Vì vậy, hãy bổ sung những loại trái cây giàu vitamin C vào thực đơn hàng ngày như cam, quýt, chanh,… để có thể giúp các mô ở vùng chân răng khỏe mạnh.
  • Thực phẩm giàu vitamin K: Cải bó xôi, cải xoăn, cần tây, bắp cải xanh, dưa leo,… là những loại thực phẩm giàu vitamin K mà người bị chảy máu chân răng cần tăng cường bổ sung.
  • Sữa: Việc bổ sung nguồn canxi từ sữa sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho cả răng và nướu. Để ngăn chặn tình trạng chảy máu chân răng, các chuyên gia nha khoa khuyên bạn hãy uống ít nhất 2 ly sữa/ngày.

Thực phẩm cần kiêng:

  • Thực phẩm nhiều đường: Kẹo, soda, bánh mì tinh chế, mứt tết là những thực phẩm cần kiêng khi nướu đang bị chảy máu. Bởi chúng là những yếu tố thuận lợi giúp vi khuẩn trong khoang miệng sinh sôi, phát triển mạnh và khiến nướu răng không nhận được dưỡng chất cần thiết để phục hồi tổn thương.
  • Thực phẩm dai, cứng, khô và khó nuốt: Việc ăn những loại thực phẩm này dễ khiến nướu bị kích ứng và chảy máu nhiều hơn.
  • Thực phẩm gây khô miệng: Nước bọt có khả năng bảo vệ răng và nướu tránh khỏi sự tấn công của vi khuẩn có hại. Chính vì thế, việc ăn các thực phẩm gây khô miệng như thuốc lá, cà phê, rượu bia, nước tăng lực,…. sẽ khiến tình trạng chảy máu nướu răng trở nên xấu đi.
Cà phê không tốt cho sức khỏe răng miệng, đặc biệt là khi răng đang bị tổn thương
Cà phê không tốt cho sức khỏe răng miệng, đặc biệt là khi răng đang bị tổn thương

Một số lưu ý khi nướu răng bị chảy máu

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như giúp triệu chứng nướu răng chảy máu được đẩy lùi nhanh chóng, các chuyên gia nha khoa luôn nhắc nhở người bệnh của mình cần lưu ý đồng thời những vấn đề sau:

  • Thăm khám nha sĩ ngay lập tức khi có biểu hiện chảy máu chân răng thường xuyên, liên tục để xác định chính xác nguyên nhân.
  • Khi đã áp dụng các biện pháp trị chảy máu chân răng tại nhà mà không mang lại hiệu quả, tốt nhất bạn nên nhờ tới sự giúp đỡ cửa bác sĩ nha khoa.
  • Chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách bằng các biện pháp: Đánh răng 2 ngày mỗi lần, súc miệng nước muối thường xuyên, dùng chỉ nha khoa sau bữa ăn và lấy cao răng định kỳ.
  • Kiêng hoàn toàn thuốc lá, rượu bia khi chân răng bị chảy máu.
  • Trường hợp nướu răng bị chảy máu do tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh hãy lập tức báo ngay cho bác sĩ để kê lại đơn.

Như vậy, nướu răng chảy máu có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về răng miệng hoặc bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó, khi gặp phải tình trạng này, bạn tuyệt đối không được chủ quan mà hãy thăm khám nha sĩ ngay lập tức để xác định nguyên nhân. Song song với quá trình điều trị, việc thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng và chế độ ăn uống sao cho khoa học hơn cũng là việc làm cần thiết khi lợi bị chảy máu.

Xem ngay: 7 Biến Chứng Sau Nhổ Răng Tuyệt Đối Không Được Chủ Quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Implant - Hà Nội: Tầng 3 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 989.518.448

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 989.518.448

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 3 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Implant - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0989.518.448