Viêm lợi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Điều Trị Nhanh Chóng

Viêm lợi là bệnh lý răng miệng rất nhiều người mắc phải. Bệnh viêm lợi răng kéo dài có nguy cơ gây ra các bệnh lý nha chu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng thậm chí là mất răng. Vậy, nguyên nhân gây viêm lợi là gì? Cách điều trị bệnh như thế nào mới hiệu quả? Hãy để chúng tôi giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết sau đây. 

Viêm lợi là gì? Đối tượng thường mắc

Lợi (nướu) là phần mô mềm bao quanh xương ổ răng, răng và giữ kín chân răng. Lợi răng giúp tạo thành mô nha chu, có chức năng hỗ trợ răng đứng vững trên cung hàm và bảo vệ răng khỏi các hư tổn. Nướu răng khi khỏe mạnh sẽ có màu hồng nhạt, không sưng và bề mặt có lấm chấm màu cam hồng. Lợi sẽ chuyển màu sắc, thường là màu đỏ thẫm khi có tác động xấu bởi vi khuẩn viêm nhiễm bên ngoài.

Bệnh viêm lợi (viêm nướu) là tình trạng mảng bám trên răng làm kích ứng, nhiễm trùng gây mẩn đỏ, sưng nướu. Bệnh viêm lợi không nguy hiểm và có thể điều trị dứt điểm nếu người bệnh đến khám và điều trị tại nha khoa kịp thời. Tuy nhiên mọi người thường bỏ qua và có tâm lý chủ quan là nó sẽ tự khỏi khiến lợi tiếp tục bị tổn thương.

Hình ảnh viêm lợi - tình trạng mảng bám trên răng gây kích ứng, sưng tấy nướu
Hình ảnh viêm lợi – tình trạng mảng bám trên răng gây kích ứng, sưng tấy nướu

Khi lợi bị sưng đỏ kèm theo cao răng, chảy máu chân răng và hơi thở có mùi hôi là tình trạng bệnh viêm nướu của bạn đã chuyển sang giai đoạn bệnh nghiêm trọng. Nếu tiếp tục không được chữa trị có thể dẫn đến rụng răng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và thẩm mỹ.

Vậy đối tượng nào thường mắc bệnh viêm lợi?

Bệnh viêm nướu là chứng bệnh phổ biến trên thế giới, bất kì ai cũng có thể là đối tượng của bệnh. Tuy nhiên, một số đối tượng sau do thói quen vệ sinh răng miệng chưa đúng cách thường có nguy có mắc bệnh viêm lợi cao hơn:

  • Trẻ em: Đây là đối tượng dễ mắc các vấn đề bệnh lý về răng miệng nhất. Bởi trẻ còn nhỏ nên chưa tự chủ động được việc vệ sinh răng miệng. Ngoài ra trẻ còn thường có những thói quen xấu như: cắn móng tay, lười súc miệng…đây cũng là những nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nướu.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Trong thời gian mang thai và sau sinh, phụ nữ thường có sự thay đổi hormone làm giảm khả năng miễn dịch của lợi trước sự tấn công của vi khuẩn gây hại, dẫn đến viêm lợi quanh chân răng.
  • Người mắc bệnh tiểu đường: Cơ thể người bệnh tiểu đường có hàm lượng đường trong nước bọt cao hơn người bình thường. Điều này tạo môi trường cho các loại vi khuẩn tạo mảng bám và gây ra tình trạng viêm lợi.
  • Người thiếu hụt Vitamin, khoáng chất: Khi cơ thể không đủ các dưỡng chất cần thiết như: như vitamin D, vitamin C, Vitamin PP,…  sức đề kháng sẽ yếu. Từ đó khả năng bảo vệ tế bào nướu trước tấn công của các tác nhân nhiễm trùng rất yếu và dễ mắc các bệnh lý về răng miệng.
  • Ngoài ra những người đang mắc các bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch như bạch cầu, HIV,… cũng dễ bị viêm lợi.

Cách nhận biết tình trạng viêm lợi

Dấu hiệu viêm lợi rất dễ nhận ra bằng mắt thường với các triệu chứng cụ thể như:

  • Trên chân răng hoặc vùng nướu bao quanh răng xuất hiện các mảng bám răng và cao răng.
  • Nướu chuyển sang màu đỏ hoặc đỏ thẫm, đây là dấu hiệu biểu hiện bệnh đã chuyển sang giai đoạn viêm mãn tính.
  • Khi đánh răng hoặc ăn nhai liên tục có hiện tượng hơi đau buốt và chảy máu vùng nướu.
  • Nướu bị sưng tấy đỏ gây khó chịu, chỉ cần chạm nhẹ tay vào cũng có thể chảy máu và đau nhức nhẹ.
  • Tình trạng viêm lợi kéo dài tây tụt nướu làm lộ cổ chân răng. Bạn sẽ thấy răng có lợi bị viêm nhiễm sẽ dài hơn so với bình thường.
  • Răng bị xô lệch dễ lung lay, các khoảng cách khe hở giữa các răng cũng rộng hơn do nướu bị viêm nhiễm và không bám chắc vào răng.
  • Khi nói chuyện hơi thở có mùi gây hôi khó chịu, đây là dấu hiệu cho biết răng miệng đang có bệnh lý cần điều trị, nhất là vùng nướu răng.
  • Trường hợp lợi bị viêm nhiễm nặng có thể xuất hiện tình trạng lở loét, mưng mủ nghiêm trọng gây khó khăn trong ăn uống và giao tiếp.
Bệnh viêm lợi có thể nhận biết dễ dàng bằng mắt thường
Bệnh viêm lợi có thể nhận biết dễ dàng bằng mắt thường
 

Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng khác như: chán ăn, sốt nhẹ, mất ngủ….Vì vậy, chúng ta nên thường xuyên theo dõi tình trạng răng miệng để phát hiện kịp thời và gặp bác sĩ thăm khám nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường ở vùng nướu răng.

Nguyên nhân bị viêm lợi

Nguyên nhân phổ biến nhất chính gây nên bệnh viêm lợi là tình trạng vệ sinh răng miệng chưa đầy đủ và đúng cách.  Trong quá trình ăn uống các vụn của thức ăn, vi khuẩn tích tụ lâu ngày trên răng tạo thành mảng bám (cao răng). Theo thời gian, cao răng sẽ phát triển mạnh mẽ gây cản trở việc vệ sinh răng miệng. Nếu bạn không loại bỏ sạch sẽ được những mảng bám này chúng sẽ là nguyên nhân gây ra bệnh viêm lợi chân răng.

Vệ sinh răng miệng sai cách cũng là nguyên nhân khiến lợi bị viêm nhiễm
Vệ sinh răng miệng sai cách cũng là nguyên nhân khiến lợi bị viêm nhiễm

Bên cạnh đó, bệnh viêm lợi còn có thể do một số yếu tố khác như:

  • Hút thuốc lá: Đây là một thói quen không chỉ gây ra các bệnh lý ở nướu mà còn làm giảm kết quả điều trị bệnh. Theo thống kê của bộ y tế, 85% người mắc bệnh viêm lợi có thói quen hút thuốc lá thường không đạt được kết quả điều trị như mong đợi.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Với những người thường xuyên ăn nhiều đồ ngọt, tinh bột hay ăn các món ăn quá nóng hoặc quá lạnh thường dễ mắc bệnh viêm nhiễm lợi hơn so với bình thường. Ngoài ra, thói quen sinh hoạt không lành mạnh như uống nhiều bia rượu, cafe… cũng tạo ra nhiều mảng bám trên răng và gây ra bệnh viêm lợi quanh chân răng.
  • Nội tiết tố thay đổi: Hàm lượng hormone nữ trong giai đoạn mang thai, dậy thì có sự thay đổi. Đây cũng là nguyên nhân làm phát triển bệnh viêm nhiễm lợi.
  • Người mắc bệnh ung thư: Với sự xuất hiện của các tế bào đột biến trong cơ thể và quá trình điều trị chúng (xạ trị, hóa trị…) cũng là nguyên nhân làm tăng rủi ro phát triển bệnh viêm nướu.
  • Tác dụng phụ khi uống thuốc: Trong quá trình chữa bệnh có những loại thuốc có thể khiến nước bọt bị giảm và gây tác dụng phụ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vùng nướu. Một số thuốc có thể kể đến như: thuốc giãn mạch, thuốc chữa bệnh tăng huyết áp, thuốc làm giảm tuyến nước bọt,…
  • Yếu tố di truyền: Trong một số trường hợp người bệnh có nướu răng yếu và dễ kích ứng cũng có thể là do yếu tố di truyền.
  • Giảm hệ miễn dịch: Tình trạng nhiễm khuẩn lợi cũng dễ xảy ra ở những người mắc các bệnh làm suy yếu hệ miễn dịch. Do khi này cơ thể của họ đã không còn nhiều sức đề kháng trước các tác nhân, vi khuẩn gây hại.

Bệnh nhiễm trùng lợi có gây nguy hiểm không?

Ngoài ảnh hưởng đến khỏe răng miệng, bệnh viêm lợi kéo dài còn gây nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể do góp phần tác động vào một số bệnh lý nghiêm trọng diễn ra hoặc trở nặng. Tình trạng viêm nướu nếu không kịp thời phát hiện và có phương pháp chữa trị kịp thời có thể gặp những biến chứng sau trên người bệnh.

  • Viêm lợi toàn hàm: Khi này bệnh mới khởi phát nhẹ, lợi mới sưng nhẹ không gây nhiều bất tiện và đau đớn cho người bệnh. Việc điều trị lợi bị viêm trong giai đoạn này khá dễ dàng và tiết kiệm chi phí.
  • Viêm lợi cận răng: Viêm lợi nếu không chữa trị đúng cách sẽ khiến lợi sẽ bị tụt xuống làm lộ chân răng gây viêm nha chu. Đặc biệt nếu kéo dài còn khiến xương hàm bị phá hủy, răng không còn được cố định có thể gây rụng răng. Nếu muốn tiến hành trồng răng, đòi hỏi phải thực hiện kỹ thuật ghép xương, nâng xoang rất phức tạp mất nhiều thời gian và chi phí điều trị.

Không chỉ vậy, khi lợi bị viêm nhiễm còn là điều kiện gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như:

  • Những người lợi bị viêm nặng hơi thở thường có mùi hôi rất khó chịu, gây ảnh hưởng rất lớn trong giao tiếp hàng ngày.
  • Tiêu xương hàm và lão hóa sớm do mất răng làm khuôn mặt bị thay đổi không hài hòa, vùng da quanh miệng chảy xệ.
  • Trường hợp viêm lợi làm mất răng cửa còn ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ hàm răng và khuôn mặt. Điều này khiến người bệnh không tự tin trong giao tiếp và phát âm cũng không được chính xác.
  • Với những người mắc bệnh lý về phổi bị viêm lợi nặng sẽ dễ bị hít vi khuẩn từ khoang miệng vào trong phổi, làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Đây cũng là biến chứng khá nguy hiểm nếu tình trạng lợi viêm nhiễm không được điều trị dứt điểm.
  • Nướu đau nhức khiến chức năng ăn nhai bị giảm, tạo cảm giác bị chán ăn dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết gây suy nhược cơ thể. Ngoài ra còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa như: dạ dày, đại tràng, táo bón.
  • Niêm mạc vùng môi miệng dễ bị bong tróc, miệng bị khô do thiếu vitamin A cũng gây mất thẩm mỹ.
  • Bệnh còn là nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhiễm trùng huyết và mắc các bệnh về tim mạch.
  • Đối với phụ nữ mang thai bệnh làm tăng nguy cơ sinh non hoặc trẻ bị thiếu cân.
Tình trạng bệnh viêm nhiễm lợi nặng có thể gây ra tình trạng hôi miền cho người bệnh
Tình trạng bệnh viêm nhiễm lợi nặng có thể gây ra tình trạng hôi miền cho người bệnh

Do vậy, bạn không nên để tình trạng viêm lợi kéo dài không được điều trị. Bởi việc này sẽ khiến lợi bị viêm nhiễm nặng hơn, quá trình điều trị sẽ càng trở nên phức tạp và gây tốn kém nhiều chi phí.

Phương pháp chữa bệnh viêm lợi hiệu quả

Bệnh viêm lợi nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh. Chúng tôi đã tổng hợp được một số cách chữa bệnh viêm lợi sưng chân răng hiệu quả dưới đây, bạn có thể bạn tham khảo để tự điều trị tại nhà đơn giản.

Cách chữa viêm lợi hiệu quả tại nhà

Với những trường hợp mới biểu hiện triệu chứng viêm lợi nhé, bạn có thể tự chữa bệnh tại nhà với các bài thuốc dân gian đơn giản và hoàn toàn lành tính.

Súc miệng nước muối

Muối từ lâu đã được biết đến là một chất khử trùng tự nhiên giúp các vùng da trong khoang miệng tự lành. Theo kết quả của một nghiên cứu y khoa năm 2016 cho thấy dùng nước muối để vệ sinh răng miệng có thể giúp chữa lành bệnh viêm lợi một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Bạn pha một chút muối vào cốc nước ấm cho tan đều. Sử dụng dung dịch nước muối này để súc miệng trong khoảng 30s rồi nhổ đi để loại bỏ những mảng bám trên răng, làm sạch lợi và giảm tình trạng viêm sưng.

Dùng nước muỗi loãng súc miệng hàng ngày rất tốt cho răng lợi
Dùng nước muỗi loãng súc miệng hàng ngày rất tốt cho răng lợi

Lưu ý: Có thể súc miệng với nước muối theo cách như trên 2–3 lần/ngày. Nhưng không được lạm dụng hoặc ngậm nước muối quá lâu trong miệng. Bởi tính axit trong muối có thể làm men răng bị mài mòn.

Chữa viêm lợi tại nhà bằng tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà được chiết xuất từ lá cây Melaleuca Alterfolia có khả năng kháng khuẩn rất tốt. Do đó người bị viêm lợi dùng nước súc miệng từ dầu tràm trà có thể giúp giảm tình trạng chảy máu lợi đáng kể.

Tiến hành nhỏ 2 – 3 giọt vào một cốc nước ấm dùng để súc miệng 2 – 3 lần/ngày. Hoặc có thể thêm 1 giọt vào kem đánh răng khi đánh răng hàng ngày. Với những ai mới dùng tràm trà nên pha thật loãng để tránh những phản ứng không đáng có với da như phát ban hoặc nóng nhẹ.

Cách chữa nhiễm trùng lợi bằng lô hội 

Lô hội hay nham đam là nguyên liệu được ông cha ta dùng phổ biến để chữa các bệnh về răng miệng. Theo đánh giá của bác sĩ nha khoa, lô hội có hiệu quả tương đương với những loại thuốc có chất chlorhexidine trong việc làm sạch mảng bám và điều trị viêm lợi.

Chữa bệnh viêm nướu bằng lô hội rất an toàn và dễ thực hiện
Chữa bệnh viêm nướu bằng lô hội rất an toàn và dễ thực hiện

Cách chữa viêm lợi tại nhà bằng lô hội cũng tiện lợi hơn so với các nguyên liệu khác. Bạn lấy gel lô hội vừa đủ xoa trực tiếp vào vùng lợi bị tổn thương và kết hợp với massage nhẹ nhàng để dưỡng chất được thấm sâu. Hoặc ngậm nước lô hội khoảng 30s mỗi ngày cũng giúp hạn chế tình trạng sưng tấy của nướu răng.

Lưu ý: Phương pháp này tránh sử dụng cho những người bị kích ứng, dị ứng với lô hội.

Sử dụng mật ong chữa viêm lợi

Mật ong có đặc tính kháng viêm, khử trùng nên chữa các bệnh viêm nhiễm nướu răng rất hiệu quả. Cách dùng cũng rất đơn giản, sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bạn lấy tăm bông bôi một lượng nhỏ mật ong vào vùng nướu bị tổn thương, viêm nhiễm.

Kết hợp với massage nhẹ nhàng bằng tay để mật ong thấm sâu vào tế bào niêm mạc và làm mềm nướu. Áp dụng 1 – 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối, sau khoảng 1 tuần bạn sẽ thấy phần nướu bị viêm được cải thiện rõ rệt.

Dùng thuốc Đông Y chữa viêm lợi an toàn

Một số trường hợp bệnh có thể tự khỏi nếu vệ sinh răng miệng đúng cách. Nhưng trong một số trường hợp, bạn cần can thiệp bằng các phương pháp chuyên khoa trị viêm lợi. Bỏ túi ngay 5 cách trị viêm lợi bằng các loại thuốc Đông Y sau đây.

Chữa viêm lợi từ hoa mộc lan

Nhắc đến bài thuốc đông y trị các bệnh lý về răng miệng thì không thể bỏ qua cây hoa mộc lan. Trong đông y, hoa mộc là vị thuốc an toàn có tính ấm, vị cay rất tốt cho nướu.

Hoa mộc lan là vị thuốc Đông Y điều trị bệnh lý về răng miệng hiệu quả
Hoa mộc lan là vị thuốc Đông Y điều trị bệnh lý về răng miệng hiệu quả

Bạn chuẩn bị: Hoa mộc, lá nhãn, lá lốt, vỏ cây đại và rượu trắng. Đem tất cả các vị thuốc đi rửa sạch và cho lên đun sôi cùng rượu trắng trong khoảng 7 – 10 phút. Sau đó lọc sạch bỏ bã để lấy phần nước vào chén sạch. Dùng tăm bông thấm vào thuốc rồi chấm phủ kín vào vùng nướu bị sưng viêm. Kiên trì sử dụng liên tục 3 – 4 ngày bạn sẽ thấy nướu bớt sưng và hồng hào hơn.

Dùng rau dệu chữa lợi bị sưng viêm

Theo Đông y, rau dệu có vị ngọt, tính mát, có tác chống viêm, tiêu sưng hiệu quả. Bạn có thể tìm thấy nguyên liệu này xung quanh nhà mình rất đơn giản và dùng để giảm các triệu chứng nhiễm trùng lợi nhanh chóng.

Thực hiện: Dùng 50g rau dệu, 30g rau má, 30g lá đinh lăng, 30g trà xanh rửa sạch và để ráo nước. Cho lên đun sôi cùng với 800ml nước sạch khoảng 5 – 7 phút thì tắt bếp. Lọc lấy nước để dùng thay nước uống hàng ngày. Bài thuốc này còn giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể.

Trị bệnh viêm lợi bằng các vị thảo dược 

Bạn dùng các thảo dược: Rễ cây xấu hổ, rễ cỏ xước, liên nhục, bạch truật, cam thảo mỗi vị 12g cùng 16g nam hoàng bá và nam tục đoạn để sắc thành một thang thuốc. Ngày sắc ba lần vào sáng, trưa và tối để uống. Bài thuốc này có công dụng thanh nhiệt, giảm viêm nhanh chóng.

Việc điều trị bệnh viêm lợi bằng đông y yêu cầu người bệnh kiên trì thực hiện mới đem lại kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện để lựa chọn được bài thuốc phù hợp với tình trạng bệnh viêm nướu của mình.

Thuốc Tây y chữa dứt điểm bệnh viêm lợi

Vi khuẩn là nguyên nhân gốc rễ gây bệnh viêm nhiễm lợi, nên sử dụng thuốc các loại thuốc Tây y sẽ đem lại hiệu quả tốt trong việc kiểm soát tình trạng sưng tấy, nhiễm trùng ở nướu.

Thuốc bôi trị viêm lợi Dentosmin P

Dentosmin P là dược phẩm chứa hoạt chất kháng sinh được dùng phổ biến hiện nay để điều trị tình trạng lợi bị viêm nhiễm. Thuốc tác dụng loại bỏ các vi khuẩn gây viêm lợi, cải thiện triệu chứng đau nhức, tấy đỏ do bị nhiễm trùng lợi gây nên.

Người bệnh chỉ cần thoa một lớp mỏng lên toàn bộ bề mặt nướu bị viêm, thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày tùy theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên loại thuốc này chỉ cho kết quả tốt với những triệu chứng bệnh viêm lợi nhẹ. Với những trường hợp đã bị vi khuẩn trú ngụ sâu dưới lợi hoặc chưa gây ra triệu chứng trên bề mặt nướu răng thuốc sẽ không có hiệu quả cao.

Thuốc uống Metronidazol Stada

Metronidazol Stada là một trong những loại thuốc kháng sinh thường được bác sĩ chỉ định chữa trị cho người bị viêm lợi. Thuốc chứa các thành phần như: Metronidazol 400 mg, Lactose monohydrat, magnesi stearat…có tác dụng mạnh đối với các trường hợp người bệnh bị viêm lợi do vi khuẩn kỵ khí gây ra.

Metronidazol Stada là thuốc điều trị lợi nhiễm khuẩn dạng uống
Metronidazol Stada là thuốc điều trị lợi nhiễm khuẩn dạng uống

Lưu ý: Khô dùng Metronidazol Stada điều trị cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và người đang cho con bú.

Thuốc trị viêm lợi Erythromycin

Thuốc kháng sinh Erythromycin thường được chỉ định cho trường hợp viêm lợi mới khởi phát. Với thành phần chính  là Erythromycin, thuốc có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn gây viêm lợi và hỗ trợ giảm sưng viêm, làm dịu cơn đau nhức.

Lưu ý: Người bệnh dùng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian được bác sĩ chỉ định để tránh bị lờn thuốc và gây ra các tác dụng phụ.

Biện pháp phòng ngừa viêm lợi

Bệnh viêm nướu hoàn toàn có thể phòng ngừa và ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Do đó, bạn hãy tự tạo cho mình những thói quen sống khoa học và chăm sóc răng miệng mình tốt hơn bằng những biện pháp dưới đây.

Áp dụng nguyên tắc vệ sinh 3 – 3

Theo thống kê của hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ hầu hết mọi người chỉ dành ít hơn 1 phút mỗi ngày để vệ sinh răng miệng. Khoảng thời gian này quá ngắn để có thể loại bỏ được mọi vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng.

Lời khuyên dành cho bạn là nên đánh răng tối đa 3 lần/ ngày và mỗi lần kéo dài 3 phút. Khuyến khích bạn dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để loại bỏ hết thức ăn còn sót lại giữa các kẽ răng. Việc này sẽ giúp bạn đánh bay mọi mảng bám, kể cả ở những chiếc răng sâu bên trong hàm cũng được vệ sinh sạch sẽ.

Đánh răng đúng cách

Bạn có biết việc đánh răng không đúng cách không chỉ không làm sạch, mà còn có thể gây hại cho hàm răng của mình. Thay vì chải răng theo chiều ngang như phần lớn mọi người vẫn thực hiện thì từ giờ bạn hãy đánh răng theo kiểu xoay tròn đầu bàn chải sẽ không làm tổn thương lợi.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là cách ngăn ngừa bệnh viêm lợi hiệu quả
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là cách ngăn ngừa bệnh viêm lợi hiệu quả

Bên cạnh đó, đừng quên súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng chuyên dụng giúp đánh bay mọi vi khuẩn và làm giảm các dấu hiệu của bệnh viêm lợi hở chân răng.

Loại bỏ các thói quen xấu

Để tránh nướu bị tổn thương, viêm nhiễm bạn hãy từ bỏ các thói quen không tốt như: Hút thuốc, uống nhiều cafe, tác động các lực mạnh vào răng lợi,… Bởi tất cả những việc này đều gây ảnh hưởng không tốt đến khoang miệng.

Có chế độ dinh dưỡng cân bằng

Một chế độ ăn uống với đầy đủ các dưỡng chất cần thiết sẽ tăng cường sức khỏe răng miệng và giúp lợi săn chắc hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần thường xuyên bổ sung đủ vitamin C và canxi là hai chất có tác dụng giảm thiểu tình trạng sưng nướu.

Thăm khám răng miệng định kỳ

Đừng đợi đến khi tình trạng bệnh lý răng miệng đã có biểu hiện rõ rệt và trở nên nghiêm trọng mới đến gặp bác sĩ. Bởi khi đó có thể bác sĩ sẽ phải xử lý rất lâu mới có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh, gây tổn hại đến sức khỏe của bạn.

Lời khuyên dành cho bạn là nên định kỳ thăm khám răng miệng ít nhất 6 tháng/lần để lấy cao răng, chà chân răng giúp loại bỏ những mảng bám trên răng. Bên cạnh đó bác sĩ cũng sẽ phát hiện sớm những bệnh lý răng miệng của bạn (nếu có) để kịp thời có phương pháp xử lý đơn giản và hiệu quả nhất.

Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh viêm lợi và các biện pháp chữa trị và phòng tránh bệnh hiệu quả. Tuy nhiên,  bài viết của chúng tôi chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Do đó, nếu bạn bị viêm lợi và không chắc chắn tình trạng bệnh đang ở giai đoan nào hãy đến ngay các cơ sở nha khoa để được bác sĩ tư vấn phương pháp xử lý hiệu quả.

 

 

 

 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Implant - Hà Nội: Tầng 3 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 989.518.448

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 989.518.448

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 3 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Implant - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309