Nhuộm Răng Đen Có Ý Nghĩa Gì? Cách Thực Hiện Như Thế Nào?

Khoảng 30 năm trước, tục nhuộm răng đen vẫn còn xuất hiện khá nhiều ở Việt Nam. Đây được xem là phong tục, nét đẹp văn hóa dân tộc đã có từ rất lâu đời. Vậy tục lệ này có ý nghĩa gì, cách thực hiện như thế nào? Hãy cùng Viện Nha Khoa tìm hiểu chi tiết sau đây.

Nguồn gốc phong tục nhuộm răng đen

Tục nhuộm răng đen không chỉ có mặt tại Việt Nam mà còn xuất hiện ở các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là Nhật Bản.

Tục lệ nhuộm răng đen của người Việt Nam

Cho đến nay vẫn chưa ai khám phá ra được chính xác tục nhuộm răng đen của người Việt có từ bao giờ. Có một số tài liệu cho rằng tục lệ này bắt nguồn từ thời nhà Chu. Tuy nhiên thông tin này vẫn chưa được nước ta công nhận. Nguyên nhân là do trong cuốn Đại Việt Sử Ký toàn thư không ghề có bất kỳ ghi chép nào liên quan tới việc nhuộm răng. Thay vào đó nó chỉ có nhắc tới việc xăm mình và ăn trầu.

Phong tục nhuộm răng đen của người Việt đã có từ rất lâu đời
Phong tục nhuộm răng đen của người Việt đã có từ rất lâu đời

Trong trang 48, tập 1 cuốn Lịch Sử Việt Nam, người ta có ghi chép về việc Việt từ thời Hùng Vương có tục ăn trầu nhuộm răng. Bên cạnh đó, ở bài Hịch Xuất Quân của vua Quang Trung, một vài câu thơ nói về tục này cũng xuất hiện. Cụ thể:

“Đánh cho để dài tóc

Đánh cho để đen răng

Đánh cho nó chích luân bất phản

Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.

Vì thế, hiện nay người ta đang tạm chấp nhận rằng phong tục nhuộm đen răng có từ thời Văn Lang hoặc trước thế kỷ XVIII. Trước khi nước ta bị phương Tây xâm chiếm thì tục lệ này vẫn rất phổ biến. Sau này, chính sự giao thoa đã thay đổi lối suy nghĩ, lối sống của lớp trẻ khiến tục nhuộm đen răng dần biến mất.

Nguồn gốc tục nhuộm răng đen của người Nhật

Cũng giống như Việt Nam, người Nhật cũng không biết rằng tục nhuộm đen răng của họ xuất hiện từ bao giờ. Thậm chí nhiều bạn trẻ ngày nay còn tỏ thái độ lạ lẫm khi nghe tới thuật ngữ Ohaguro (nghĩa là nhuộm răng).

Tuy nhiên, theo vài ghi chép tương đối tin cậy, phong tục nhuộm đen răng phổ biến ở Nhật Bản vào những năm 794 – 1192 (Thời Heian). Bên cạnh đó, dựa vào một số bằng chứng khảo cổ, người dân Nhật đã phát hiện tục lệ này có từ thời Kofun (từ năm 250 đến 538). Sau này, mãi đến năm 1870 triều đình Nhật Bản đã cấm tục nhuộm răng và khiến nó biến mất.

Không chỉ Việt Nam, người Nhật cũng có tục nhuộm răng đen
Không chỉ Việt Nam, người Nhật cũng có tục nhuộm răng đen

Hiện nay khi đến các “xóm làng chơi” tại Nhật bản, thỉnh thoảng bạn vẫn sẽ gặp những người phụ nữ múa hát ở đây nhuộm răng đen. Có thể đây là một trong những hình thức giúp họ tạo nên sự cá tính, thu hút sự chú ý của nhiều người.

Tục nhuộm răng đen mang ý nghĩa gì?

Tục nhuộm răng đen của người Việt và người Nhật Bản đều mang những ý nghĩa khác nhau.

Tại Việt Nam

Đối với người Việt, nhuộm răng đen vừa có tác dụng bảo vệ răng khỏi con sâu răng, vừa mang ý nghĩa đánh dấu tuổi trưởng thành. Bên cạnh đó nó cũng thể hiện sự tự tôn dân tộc. Bởi xã hội thời xưa thường chủ yếu đánh giá tính cách của con người thông qua vẻ bề ngoài. Họ cho rằng chỉ những đàng hoàng, người trưởng thành mới nhuộm răng.

Ngài ra, việc nhuộm răng đen của người Việt cũng nhằm mục đích phân biệt với người Tàu. Từ bậc vua chúa cho tới dân đen, tất cả họ đều thực hiện phong tục này.

Tại Nhật Bản

Còn đối với người Nhật Bản, tục nhuộm răng đen chỉ thường thấy ở phụ nữ. Ngoài tác dụng bảo vệ răng, đây chính là dấu hiệu nhận biết phụ nữ đã có chồng. Sau này khi những người đàn ông nhận thấy được công dụng bảo vệ răng của việc nhuộm răng thì họ cũng dần làm theo.

Sau này tục nhuộm màu cho răng lại thường chỉ xuất hiện ở phụ nữ có gia đình, đàn ông quý tộc, gái mại dâm và những người phụ nữ làm việc trong giới nghệ thuật.Ở những vùng quê thì người ta thường chỉ thực hiện phong tục này vào những dịp cưới hỏi, ma chay.

Cách nhuộm răng đen

Mỗi nước, mỗi dân tộc lại cách nhuộm răng khác nhau. Tại nước ta, người Thái và người Kinh cũng thực hiện phong tục này bằng các phương pháp không giống nhau.

Cách nhuộm răng đen của người dân tộc Thái

Người Thái chỉ sử dụng những nguyên liệu tự nhiên có thể lấy được trong rừng và hoặc cây trồng trong vườn để nhuộm răng đen. Trong đó, chủ yếu họ dùng quả mè và bồ hóng.

Xem thêm

Người phụ nữ cao tuổi dân tộc Lừ sở hữu bộ răng đen truyền thống
Người phụ nữ cao tuổi dân tộc Lừ sở hữu bộ răng đen truyền thống

Muốn răng có được màu đen bóng bền lâu thì người Thái cần chuẩn bị nguyên liệu trong khoảng 8 – 10 ngày và thực hiện pha chế theo đúng tỉ lệ sau:

  • Lấy quả mè non có độ chát, ăn dính răng đem đồ lên, bóc lấy vỏ.
  • Giã nhỏ vỏ mè rồi phơi khô lên các vật dụng bằng sắt, chẳng hạn như cuốc, xẻng để chúng đen bóng hơn.
  • Sau khi vỏ mè khô thì cho vào nước ngâm cho mềm rồi bọc lại bằng lá chuối khô.
  • Nướng và giã nhỏ vỏ mè lại 1 lần nữa thành bột mịn.
  • Trộn bồ hóng (loại bụi cạo trên ống nữa ở gác bếp) với vỏ mè để tạo thành một hỗn hợp sền sệt rồi đó bôi lên răng.
  • Giữ nguyên hỗn hợp trên qua đêm sau đó bôi nó lên răng liên tục 3 – 5 đêm cho tới khi đạt màu ưng ý.

Mỗi lần thực hiện nhuộm răng như trên, bạn sẽ có cảm giác đau nhức, ê buốt răng. Thông thường để có màu đen bóng như mong muốn thì cần nhuộm lại sau mỗi 3 tháng.

Cách nhuộm răng đen ngày xưa của người Kinh

Quy trình nhuộm răng của người Kinh tương đối giống với người Thái, chỉ khác biệt và mặt nguyên liệu. Cụ thể, người Kinh sử dụng bột nhựa cánh kiến, nước cốt chanh và nhựa của gáo dừa.

Cách nhuộm răng đen ngày xưa của người Kinh được chia theo các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị

  • 3 ngày đầu tiên: Dùng vỏ cau khô trộn đều với bột muối và bột than mỗi khi làm chải răng, xỉa răng.
  • Trước ngày nhuộm 1 ngày: Sử dụng nước chanh hòa với rượu trắng rồi ngậm hoặc súc miệng để khiến men răng mòn bớt đi, từ đó làm tăng hiệu quả thuốc nhuộm. Do đó ở bước này, người nhuộm sẽ có cảm giác đau, nhức, ê buốt răng. Trường hợp nặng, họ còn bị hôi miệng; môi, lưỡi vòm họng còn sưng tấy.
Người Kinh sử dụng khá nhiều nguyên liệu
Người Kinh sử dụng khá nhiều nguyên liệu để nhuộm răng

Bước 2: Nhuộm răng

  • Thuốc nhuộm được pha chế trước từ 7-10 ngày theo 1 tỉ lệ nhất định rồi cho vào lá chuối hoặc lá dừa để áp lên vùng răng cần nhuộm (bao gồm cả 2 hàm răng).
  • Thời điểm để nhuộm màu cho răng thích hợp nhất là sau mỗi bữa tối. Đến nửa đêm, người kinh sẽ thay 1 lớp thuốc nhuộm khác và để đến sáng. Trong suốt thời gian này, họ phải ngậm chặt miệng và chỉ được nuốt chửng thức ăn thay vì nhai nát.
  • Sáng hôm sau, người nhuộm răng cần phải súc miệng bằng nước mắm để loại bỏ bớt chất độc từ thuốc nhuộm còn sót lại trên răng.

Bước 3: Nhuộm đen và đánh bóng

  • Khi răng chuyển sang màu đỏ già giống như màu cánh kiến, người kinh sẽ phết hỗn hợp bào chế từ phèn đen cùng nhựa cánh kiến lên răng. Đây được gọi là bước nhuộm đen cho răng.
  • Tiếp theo, nhựa của gáo dừa được nấu trên lửa lớn, để nguội rồi bồi lên răng để đánh bóng răng.

Phương pháp nhuộm răng đen của người Kinh có thể giữ được 20 tới 30 năm tùy vào cách chăm sóc. Tuy nhiên, để lúc nào răng cũng mang màu đen bóng thì mỗi năm họ cần nhuộm lại 1 lần. Nếu như không nhuộm lại, màu đen của răng sẽ phai nhạt, loang lổ mà dân gian gọi với cái tên là “răng cải mả”.

Lý giải sự biến mất tục nhuộm răng đen của người Việt

Vào những năm 1862, khi văn minh phương Tây bắt đầu xâm nhập vào Việt Nam mạnh mẽ tục nhuộm răng đen bắt đầu lụi tàn. Lúc này những người phụ nữ có răng đen ở nước ta bắt đầu cạo trắng răng để thể hiện tư tưởng mới, con người mới. Bởi họ cho rằng việc có răng đen chính là cổ hủ, kém văn minh và kém cỏi.

Bên cạnh đó, khi tiếp xúc lâu với phụ nữ phương Tây sở hữu bộ răng trắng, dần dần người Việt Nam thay đổi tư tưởng. Họ cảm thấy răng trắng trông đẹp hơn, có thẩm mỹ cao hơn hẳn. Chính vì những lý do trên mà tục răng đen của người Việt đã dần mai một và biến mất từ đó. Đến nay chúng ta thường chỉ thấy rất ít các cụ cao tuổi có răng màu đen mà thôi.

Vừa rồi là những thông tin chi tiết về tục nhuộm răng đen. Cho tới nay, phong tục này đã gần như biến mất hoàn toàn do ảnh hưởng của những tư tưởng mới, văn hóa mới. Tuy nhiên nó cũng được xem là nét độc đáo trong bản sắc dân tộc và ăn sâu vào trong tiềm thức, tâm hồn mỗi người dân Việt.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Implant - Hà Nội: Tầng 3 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 989.518.448

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 989.518.448

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 3 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Implant - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309