Răng Bị Vỡ

Hiện tượng răng bị vỡ, đặc biệt là răng hàm, là một vấn đề răng miệng tương đối phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nguyên nhân cũng như cách thức xử lý đúng đắn trước vấn đề vỡ răng thành nhiều phần. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này và các giải pháp khắc phục trong bài viết này.

Răng bị vỡ là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao?

Răng bị vỡ là một vấn đề nha khoa tương đối phổ biến, đây cấp độ tổn thương nặng một phần của răng, thậm chí tách rời hoàn toàn khỏi chân/thân răng. Tình trạng này thường đến từ những vết nứt nhỏ trên bề mặt men răng do bệnh lý hoặc bị vỡ nghiêm trọng do va chạm mạnh.

Răng bị vỡ khi bị nứt, tổn thương cấu trúc nghiêm trọng
Răng bị vỡ khi bị nứt, tổn thương cấu trúc nghiêm trọng

Men răng khi mất đi để lộ phần ngà răng và tuỷ răng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn từ môi trường xâm nhập, gây ra các vấn đề như nhiễm trùng, chảy máu chân răng, đau buốt răng,... Do đó, tình trạng này cần được điều trị sớm.

Vỡ răng là một hiện tượng phổ biến, vì vậy, rất dễ dàng để nhận biết hiện tượng này. Dưới đây là tổng hợp một số dấu hiệu nhận biết vấn đề nứt vỡ răng:

  • Quan sát bằng mắt thường: Răng bị nứt vỡ có thể dễ dàng nhận biết thông qua quan sát, đặc biệt những răng ở vị trí dễ thấy như răng nanh và răng cửa.
  • Thông qua sinh hoạt bình thường: Trong các hoạt động hàng ngày, cá nhân cảm thấy một số khó khăn trong các hoạt động như giao tiếp, ăn uống, vệ sinh răng miệng,... Trong ăn uống, sự phân bố lực khi nhai không đồng đều, cụ thể là tập trung lực vào các răng khác là một dấu hiệu có thể ứng dụng để nhận biết răng bị nứt.
  • Cảm giác đau đớn, ê buốt răng: Tình trạng răng bị vỡ gây ra cảm giác đau đớn và ê buốt chân răng do men răng suy yếu khiến ngà răng bị lộ ra ngoài. Điều này khiến răng trở nên đặc biệt nhạy cảm với đồ ăn nóng hoặc lạnh.
  • Các dấu hiệu khác: Một số dấu hiệu mà cá nhân có thể cân nhắc đến tình trạng nứt vỡ răng bao gồm: như đau buốt răng đến choáng váng, chảy máu chân răng khi đánh răng, viêm lợi, viêm nướu,...

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nứt, vỡ răng với nhiều cấp độ khác nhau, tuy nhiên, không thể phủ nhận các ảnh tiêu cực mà hiện tượng này tạo ra. Thông qua các dấu hiệu răng vỡ khác nhau, cá nhân có thể xác định tình trạng và tính nghiêm trọng của tình trạng kịp thời nhằm đưa ra những biện pháp khắc phục phù hợp và đúng đắn.

Những nguyên nhân thường gặp dẫn đến hiện tượng nứt vỡ răng

Răng bị vỡ là hiện tượng tương đối dễ gặp, xảy ra chủ yếu ở răng hàm (các răng số 6, 7, 8 ở trong cung hàm). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng vỡ hay sứt răng, bao gồm các yếu tố từ bên ngoài lẫn bên trong cơ thể. Dưới đây là một số nguyên nhân của hiện tượng vỡ răng:

Các tác động bên ngoài

Cấu trúc răng gồm ba phần tương đối vững chắc gồm: Men răng, ngà răng và tuỷ răng. Men răng là lớp bao bọc bên ngoài, đóng vai trò là lá chắn kiên cố cho các thành phần bên trong. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa, lá chắn này không thể bị phá huỷ. Theo các bác sĩ chuyên khoa, kết cấu vững chắc của răng hoàn toàn có thể bị phá vỡ trước tác động của ngoại lực.

Một số nguyên nhân bên ngoài dẫn đến hiện tượng răng bị vỡ bao gồm:

  • Tai nạn: Các tai nạn nghiêm trọng có thể dẫn đến việc khung xương hay khuôn hàm bị biến dạng. Bên cạnh đó răng bị chấn động mạnh mẽ bởi va đập trong tai nạn khiến hai hàm va đập vào nhau cũng có thể dẫn đến hiện tượng nứt vỡ.
  • Va đập trực tiếp: Trong một số trường hợp, răng hay phần xương hàm của cá nhân bị va đập trực tiếp với các vật cứng khác khi bị ngã hay chấn dẫn đến việc răng bị vỡ.
  • Cố gắn cắn vật cứng: Khi cắn phải vật cứng như đá lạnh, xương, sụn,... ngược lại, có thể khiến răng của chúng ta bị sứt mẻ, thậm chí nứt vỡ hoàn toàn.

Các tác động lực từ bên ngoài có thể gây nứt vỡ răng
Các tác động lực từ bên ngoài có thể gây nứt vỡ răng

Thói quen xấu

Theo các bác sĩ chuyên khoa, một số thói quen tưởng như vô hại của chúng ta có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm hiện tượng răng bị vỡ. Các thói quen đó có thể được đề cập đến bao gồm:

  • Nghiến răng hoặc cắn hàm quá chặt: Khi tức giận, chúng ta có xu hướng nghiến răng. Điều này là nguyên nhân dẫn đến một số trường hợp vỡ, hỏng cấu trúc răng.
  • Nhai thức ăn quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh: Cắn thức ăn quá cứng trái lại tác động trực tiếp vào kết cấu của răng và làm nó yếu đi dẫn đến hiện tượng nứt vỡ răng, tương tự với việc tiêu thụ đồ ăn nóng hoặc lạnh.
  • Vệ sinh răng miệng sai cách: Việc vệ sinh răng miệng như đánh răng tác động trực tiếp đến men răng cũng như các thành phần khác của răng. Làm sạch răng miệng sai cách cũng là một nguyên nhân dẫn đến răng bị vỡ.

Các vấn đề sức khoẻ và vấn đề răng miệng

Không chỉ ngoại lực hay những thói quen tiêu cực, các vấn đề sức khỏe nói chung và vấn đề răng miệng nói riêng của cá nhân cũng như các quá trình điều trị cũng ảnh hưởng đến răng và gây ra hiện tượng nứt, vỡ răng. Trong đó có thể kể đến:

  • Sâu răng: Sâu răng là một vấn đề nha khoa phổ biến, tuy nhiên nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến các vấn đề răng miệng nghiêm trọng, bao gồm răng bị vỡ. Sâu răng để lại những lỗ hổng lớn trên bề mặt men răng. Những lỗ hổng này nếu không được chữa trị dẫn đến sự xâm nhập của các vi khuẩn bên ngoài vào trong các cấu trúc bên trong, phá huỷ kết cấu bền vững vốn có của răng.
  • Thiếu sản men răng: Lớp men răng có thể bị suy yếu và dẫn đến hiện tượng nứt vỡ nếu trong quá trình hình thành, nó không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết hay được chăm sóc đúng cách.
  • Thiếu Canxi: Canxi là một chất dinh dưỡng cần thiết duy trì kết cấu vững chắc của răng. Thiếu hụt Canxi có thể ảnh hưởng tiêu cực đến độ cứng của răng và gia tăng nguy cơ răng bị nứt vỡ.
  • Tác dụng của quá trình điều trị: Một số vấn đề phát sinh từ quá trình điều trị các vấn đề nha khoa khác dẫn đến sự suy yếu kết cấu răng gây ra hiện tượng răng bị vỡ. Ví dụ: Tủy răng đóng vai trò nuôi dưỡng răng, tăng cường cảm nhận của răng,... Trong quá trình chữa trị viêm tủy, chữa tuỷ răng đồng nghĩa với việc các chức năng này bị gián đoạn, nên việc răng trở nên giòn và dễ vỡ hơn là khó tránh khỏi.

Bệnh lý nha khoa và vấn đề sức khỏe cũng là nguyên nhân
Bệnh lý nha khoa và vấn đề sức khỏe cũng là nguyên nhân

Những tác động tiêu cực của răng bị vỡ đến người bệnh

Hiện tượng vỡ răng không phải là một hiện tượng hiếm gặp, vì vậy nhiều người có thái độ chủ quan khi răng của mình có dấu hiệu bị vỡ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, răng bị vỡ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng không chỉ đến sức khỏe răng miệng mà còn đến sức khỏe toàn diện của người đó. Những ảnh hưởng đó bao gồm:

  • Mất thẩm mỹ: Răng bị vỡ, đặc biệt là những răng ở vị trí dễ nhận thấy như răng cửa có thể gây mất thẩm mỹ, tạo cảm giác tự ti trong các hoạt động giao tiếp hàng ngày hay cảm giác không thoải mái cho người khác.
  • Ảnh hưởng trực tiếp răng bị nứt: Hiện tượng nứt vỡ răng gây ra những lỗ hổng trên răng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập vào cấu trúc răng. Điều này ảnh hưởng đến các cấu trúc bên trong răng như mô mềm, tủy răng,... Răng vì vậy trở nên nhạy cảm hơn bình thường.
  • Ảnh hưởng đến các răng xung quanh: Răng bị vỡ trở nên giòn và chịu lực kém hơn. Điều này gia tăng áp lực lên các răng khác trong cung hàm dẫn, theo thời gian, chúng sẽ ngày càng suy yếu và có thể bị vỡ.
  • Ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt: Răng bị vỡ trở nên yếu ớt và nhạy cảm hơn, gây ra nhiều bất tiện trong các hoạt động sinh hoạt của cá nhân như ăn uống, vệ sinh răng miệng,... Bên cạnh đó, vỡ răng còn ảnh hưởng đến phát âm, đặc biệt là các âm cần bật hơi cản trở hoạt động giao tiếp của cá nhân.
  • Các vấn đề răng miệng khác: Một số vấn đề nha khoa liên hệ với vấn đề vỡ răng bao gồm chảy máu chân răng, ê buốt chân răng, viêm tuỷ,...
  • Các vấn đề sức khỏe khác: Không dừng lại ở vấn đề nha khoa, răng bị vỡ có thể ảnh hưởng gián tiếp đến các vấn đề sức khoẻ khác của cá nhân. Thức ăn không được nhai kỹ có thể gây các triệu chứng rối loạn tiêu hoá. Hoặc, vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống dây thần kinh trong răng gây ra những hệ quả tiêu cực.

Răng bị vỡ rất nguy hiểm, cần điều trị sớm
Răng bị vỡ rất nguy hiểm, cần điều trị sớm

Rõ ràng, răng bị vỡ để lại những rủi ro đáng lo ngại đến không chỉ sức khoẻ mà còn tác động tiêu cực đến đời sống của cá nhân. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chữa trị nhanh chóng và đúng đắn nhằm giảm thiểu các vấn đề phát sinh.

Cách xử lý và điều trị tình trạng răng bị vỡ

Răng bị vỡ có thể xảy ra một cách bất ngờ, không có dấu hiệu báo trước. Trong tất cả trường hợp, khi răng không may bị nứt vỡ, cá nhân cần có biện pháp xử lý tức thì, sau đó đến trực tiếp các phòng khám chuyên khoa để được tư vấn, đánh giá, chữa trị đúng cách và kịp thời.

Các biện pháp sơ cứu tại nhà

Khi nghi ngờ răng có hiện tượng bị nứt vỡ, một số biện pháp có thể ứng dụng nhanh chóng để xử lý tình hình bao gồm:

  • Cố gắng lấy các mảnh vỡ của răng ra khỏi miệng: Mảnh răng cứng nếu bị nuốt xuống có thể ảnh hưởng đến tiêu hoá. Nếu lúc đó bạn đang ăn, cố gắng khạc hoặc nhổ phần thức ăn trong miệng ra ngoài và thu thập mảnh răng bị vỡ.
  • Giữ lại các mảnh răng vỡ nếu được: Điều này có thể giúp ích cho các nha sĩ khi điều trị và khắc phục tình trạng răng vỡ cho bạn sau này.
  • Tránh đụng chạm vào phần răng còn lại: Sau khi bị vỡ, phần răng còn lại của chiếc răng bị vỡ rất sắc nhọn và có thể gây ra sứt lưỡi hoặc đứt tay nếu bạn tự ý đụng vào. Vì vậy, sử dụng một miếng bông gòn hoặc sáp nha khoa để hạn chế sự tiếp xúc của răng với các phần khác trong khoang miệng cũng như ngăn chặn sự tiếp xúc của răng với vi khuẩn nhằm tránh hiện tượng nhiễm trùng.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý: Súc miệng nhằm loại bỏ các vi khuẩn còn sót lại, hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Đồng thời, súc miệng bằng nước muối loãng có thể loại bỏ các mảnh vỡ răng quá nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường, tránh bị nuốt xuống.
  • Đặt lịch tại các cơ sở chuyên khoa: Sau khi thực hiện các biện pháp sơ cứu, bạn hãy hẹn gặp với các bác sĩ nha khoa tại các cơ sở chuyên khoa để được đánh giá, tư vấn và chữa trị sớm nhất tránh các vấn đề khác phát sinh trong tương lai.

Nhận biết dấu hiệu vỡ răng để sơ cứu tại nhà trước khi khám nha khoa
Nhận biết dấu hiệu vỡ răng để sơ cứu tại nhà trước khi khám nha khoa

Chú trọng chế độ ăn uống

Vấn đề ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến răng kể cả trước và sau khi bạn hẹn gặp bác sĩ chuyên khoa. Vì vậy, chú trọng vào chế độ ăn uống cũng như thức ăn tiêu thụ trong thời gian này là điều quan trọng. Cụ thể, bạn cần chú ý:

  • Tránh ăn đồ ăn quá cứng, dai hoặc dẻo; ưu tiên lựa chọn đồ ăn mềm hoặc loãng như cháo, súp, sinh tố,... nhằm hạn chế lực tác động lên răng hay các hoạt động như nhai, cắn gây ảnh hưởng đến răng bị vỡ.
  • Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm cay, chua hay quá nóng hoặc quá lạnh; những thực phẩm có hàm lượng chất béo, chất đạm cao,...

Các biện pháp nha khoa điều trị tình trạng răng bị vỡ

Bên cạnh việc chăm sóc răng bị vỡ tại nhà, tiếp nhận điều trị nha khoa là cần thiết để đảm bảo sức khỏe răng miệng cũng như tính thẩm mỹ. Các giải pháp nha khoa phổ biến và hiệu quả cải thiện vấn đề nứt vỡ răng bao gồm:

  • Dán mảnh vỡ răng:

Trong trường hợp răng bị vỡ nhưng không gây ảnh hưởng đến mô mềm, tủy răng hay các cấu trúc bên trong, đồng thời các mảnh vỡ của răng có thể được thu thập và được bảo quản nguyên vẹn, các bác sĩ điều trị có thể sử dụng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng để hàn gắn lại các mảnh vỡ.

Dán mảnh vỡ khi bạn thu thập được các mảnh vỡ của răng
Dán mảnh vỡ khi bạn thu thập được các mảnh vỡ của răng

  • Mài răng hoặc trám răng:

Tương tự như dán mảnh vỡ răng, trám răng hoặc mài răng được sử dụng khi tình trạng nứt vỡ không quá nghiêm trọng. Cụ thể, các bác sĩ nha khoa lựa chọn mài răng trong trường hợp có một số vết nứt nhỏ không đáng kể trên bề mặt răng.

Trám răng là biện pháp trong đó các bác sĩ sử dụng vật liệu trám răng chuyên dụng làm đầy các phần răng bị vỡ, trả lại hình dáng ban đầu của răng. Composite là vật liệu nha khoa chuyên dụng để trám răng được ưa thích nhất trên thị trường hiện nay. Kỹ thuật trám răng được ứng dụng khi phần vỡ của răng có tiết diện nhỏ và không ảnh hưởng quá nhiều đến mô răng.

  • Bọc răng sứ:

Bọc răng sứ là biện pháp nha khoa phổ biến ngày nay, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bọc răng sứ là biện pháp xử lý răng bị vỡ tối ưu nhất hiện nay.

Răng bị vỡ sẽ được bao bọc bởi một lớp mão sứ, đồng nghĩa với việc được bảo vệ khỏi sự tấn công của các vi khuẩn. Bên cạnh đó, bọc răng sứ còn được xem là một giải pháp mang tính thẩm mỹ cao và lâu dài khi tuổi thọ một chiếc răng bọc sứ có thể lên tới 20 năm.

Bọc răng sứ được nhiều người lựa chọn
Bọc răng sứ được nhiều người lựa chọn

  • Nhổ chân răng, trồng lại:

Đây là phương pháp phục hình khi răng bị tổn thương hoàn toàn chân răng và không thể trám hay bọc sứ được. Hiện nay có nhiều phương pháp trồng răng như hàm giả tháo lắp, bắc cầu răng sứ và cấy ghép Implant. Trong đó, trồng răng Implant là phương pháp hữu hiệu nhất, có tuổi thọ trên 15 năm, hạn chế tình trạng tiêu xương hàm, đảm bảo khả năng ăn nhai như răng thật,...

Trước khi thực hiện trồng răng Implant, bác sĩ cần loại bỏ các mảnh vỡ răng và chân răng còn sót lại. Sau đó, bác sĩ thực hiện cấy ghép trụ Titan vào xương hàm, có vai trò như chân răng. Sau 3 - 6 tháng tích hợp hoàn toàn, bác sĩ thực hiện lắp mão sứ và hoàn hiện phục hình răng.

Răng bị vỡ là một hiện tượng không quá hiếm gặp nhưng nó gây ra rất nhiều bất tiện cũng như những rủi ro tiềm tàng đến sức khoẻ. Khi không may gặp phải tình trạng vỡ răng, bạn hãy tỉnh táo và thực hiện sơ cứu răng đúng cách, đồng thời liên hệ với cơ sở nha khoa để được tư vấn, điều trị đúng cách.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Implant - Hà Nội: Tầng 3 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 989.518.448

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 989.518.448

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 3 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Implant - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0989.518.448