Top 11 loại thuốc trị viêm nha chu được tin dùng hàng đầu hiện nay

Viêm nha chu là vấn đề răng miệng gây ra nhiều hệ quả xấu cho sức khỏe và đời sống thường ngày của người bệnh. Chính vì thế, các loại thuốc trị chứng bệnh này luôn được nhiều người tìm kiếm. Vậy đâu là loại thuốc trị viêm nha chu hiệu quả nhất, cùng tìm hiểu trong bài viết.

Khi nào nên sử dụng thuốc trị viêm nha chu?

Viêm nha chu hầu hết có khởi nguồn từ các mảng bám răng. Mảng bám và cao răng càng nhiều càng gây hại đến sức khỏe răng miệng. Biểu hiện đầu tiên là viêm nướu, đây cũng là mức độ nhẹ nhất của bệnh nha chu.

Viêm nướu làm cho túi nha chu phát triển. Theo thời gian, các túi nha chu trở nên sâu hơn, càng ngày càng chứa nhiều vi khuẩn. Nếu không được điều trị sẽ gây ra mất mô nướu và xương và thậm chí mất răng.

Khi phát hiện những dấu hiệu của viêm nha chu như lợi bị chảy máu, sưng đỏ, nhiều vôi răng ở cổ răng, hơi thở có mùi, không thoải mái khi ăn nhai, răng lung lay, bị di lệch người bệnh nên nhanh chóng tìm đến các loại thuốc điều trị viêm nha chu theo chỉ định của bác sĩ.

Mảng bám xuất hiện nhiều trên răng gây ra viêm nướu răng.
Mảng bám xuất hiện nhiều trên răng gây ra viêm nướu răng.

TOP 11 thuốc trị viêm nha chu tốt nhất

Top 11 loại thuốc trị viêm nha chu sau đây được nhiều người ưa chuộng vì mang lại hiệu quả nhanh chóng lại phù hợp túi tiền.

Thuốc bôi trị viêm nha chu Metrogyl Denta

Metrogyl Denta có dạng gel màu trắng đục với các thành phần gồm Metronidazole Benzoate BP, dung dịch Chlorhexidine Gluconate Solution BP (20%) và các tá dược vừa đủ.

Loại thuốc này có tác dụng kháng khuẩn giúp diệt trừ các ổ vi khuẩn tồn tại bên trong nướu và chân răng nên được sử dụng điều trị các bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu mãn tính, sâu răng, viên nướu,…

Người bệnh lấy một lượng thuốc vừa đủ thoa lên vùng lợi và chân răng bị viêm nha chu 2 lần/ngày vào mỗi buổi sáng và tối. Trước khi bôi thuốc người bệnh cần vệ sinh răng miệng, nhổ hết nước bọt rồi để miệng khô ráo trước.

Lưu ý khi bôi Metrogyl Denta người bệnh có thể chịu một số tác dụng phụ như đắng miệng, sưng tạm thời, chóng mặt, nhức đầu,… Thuốc đặc biệt chống chỉ định với phụ nữ đang cho con bú và bệnh nhân dị ứng mẫn cảm với metronidazole và chlorhexidine.

Thuốc trị viêm nha chu Lemocin

Thuốc Lemocin có chứa các thành phần Tyrothricin 4 mg, Cetrimonium bromide 2 mg và Lidocaine 1 mg. Đây là một trong những loại thuốc được bác sĩ thường xuyên chỉ định để chữa viêm nha chu. Bên cạnh đó Lemocin còn được sử dụng để điều trị bệnh viêm hầu họng, sưng nướu răng, nhiệt miệng.

Người lớn bị viêm nha chu ngậm 1 viên lemocin mỗi 2 đến 3 giờ, tối đa 12 viên mỗi ngày. Với trẻ từ 6 đến 12 tuổi, ngậm tối đa 3 viên mỗi ngày, trường hợp trẻ từ 4 đến 6 tuổi sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra Lemocin có thể gây một số tác dụng phụ như kích ứng tại chỗ, nôn ói khi sử dụng lúc bụng rỗng hoặc sử dụng liều cao.

Thuốc trị viêm nha chu Kamistad – Gel N

Kamistad Gel – N sở hữu các hoạt chất lidocain, dịch chiết hoa cúc cùng một số thành phần khác. Loại thuốc này có công dụng giảm đau, sát trùng tại chỗ đồng thời chống viêm nên thường được chỉ định cho người bệnh viêm nha chu.

Bên cạnh đó Kamistad – Gel N còn được sử dụng để điều trị viêm, đau niêm mạc miệng, môi, viêm lợi, nứt nẻ môi do trời lạnh, hạn chế các triệu chứng tại chỗ khi mọc răng.

Người lớn bị viêm nha chu mỗi lần bôi khoảng 1/2cm chiều dài thuốc lấy ra từ ống thuốc, sử dụng đều đặn 3 lần mỗi ngày. Đối với trẻ em bị viêm nha chu sử dụng thuốc với một nửa liều của người lớn (1/4cm chiều dài thuốc/ lần, bôi 3 lần/ ngày).

Lưu ý loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như phù mặt, môi, lưỡi hoặc họng, phát ban, nổi mẩn, ngứa, khó thở, đau ngực…

Thuốc trị viêm nha chu Kamistad - Gel N có khả năng giảm đau nhanh chóng.
Thuốc trị viêm nha chu Kamistad – Gel N có khả năng giảm đau nhanh chóng.

Thuốc trị viêm nha chu Dentosmin P

Dentosmin P gel thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm nha chu. Thành phần của Dentosmin P bao gồm 1% chlorhexidinebis (D-gluconate) và tá dược vừa đủ.

Chlorhexidinebis là một chất khử trùng rất tốt, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây hại đồng thời làm sạch răng nướu hiệu quả. Loại thuốc này còn được sử dụng để điều trị các bệnh như viêm sưng nướu, phục hồi vết thương sau phẫu thuật,…

Người bệnh vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sử dụng tăm bông chấm vào thuốc rồi bôi lên vùng viêm nha chu. Sau khoảng vài phút để thuốc thấm vào bên trong niêm mạc thì nhổ ra rồi rửa lại với nước sạch.

Lưu ý các tác dụng phụ thường gặp của Dentosmin P là phát ban, khó thở, sưng môi, lưỡi,… Phụ nữ mang thai, đang cho con bú và bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh khác nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Thuốc kháng sinh chữa viêm nha chu Gentamycin

Gentamycin là một trong những loại kháng sinh được đánh giá cao trong điều trị viêm nha chu. Thành phần thuốc chứa hoạt chất Gentamicin dưới dạng Gentamicin sulphate có khả năng ức chế vi khuẩn tổng hợp Protein, loại bỏ các tác nhân chính gây viêm nha chu.

Tùy theo tình trạng sức khỏe, tuổi tác của người bệnh mà bác sĩ sẽ có những chỉ định cách thức và liều lượng sử dụng Gentamycin khác nhau.

Lưu ý Gentamycin có thể gây ra một số phản ứng phụ cho người bệnh bao gồm buồn nôn, đau đầu, chóng mặt,…

Thuốc bôi Emofluor Gel trị viêm nha chu

Emofluor Gel là một trong các loại thuốc được bác sĩ chỉ định để để điều trị bệnh nha chu. Thuốc sở hữu các thành phần bao gồm Cellulose Gum, Propyleglycol, Aqua, Aroma, Sodium Saccharin, Phosphorcolamine…. có công dụng ngăn chặn sự tấn công của các tác nhân gây hại vào răng nướu
Đồng thời Emofluor Gel còn được chỉ định sử dụng cho các bệnh về nha khoa góp phần làm giảm các triệu chứng viêm sưng và đau nhức nhanh chóng.

Trước khi sử dụng Emofluor Gel người bệnh phải đánh răng sạch sẽ, súc nước muối làm sạch khoang miệng rồi lấy một lượng gel vừa đủ thoa lên vùng cần điều trị. Với người bị viêm nha chu ở cấp độ nặng hãy sử dụng thuốc từ 3 – 4 lần/ngày.

Lưu ý với trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, bệnh nhân đang dùng các loại thuốc điều trị bệnh khác nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Thuốc bôi Emofluor Gel có khả năng loại bỏ các vi khuẩn gây ra viêm nha chu
Thuốc bôi Emofluor Gel có khả năng loại bỏ các vi khuẩn gây ra viêm nha chu

Thuốc trị viêm nha chu Doxycycline

Để trả lời cho câu hỏi viêm nha chu uống thuốc gì thì Doxycycline thuộc nhóm thuốc Cyclin là một câu trả lời lý tưởng. Các chất trong Doxycycline có khả năng loại bỏ vi khuẩn gây ra viêm nha chu, đồng thời giảm sưng tấy, viêm nhiễm, đau nhức do viêm nha chu gây ra.

Cách sử dụng Doxycycline thay đổi tùy theo tính chất và mức độ nặng của người bệnh. Thông thường liều dùng cho người lớn là 100 mg, 12 giờ một lần, trong ngày đầu duy trì những ngày tiếp theo 100 mg, ngày 1 đến 2 lần. Trường hợp trẻ em trên 8 tuổi là 4 – 5 mg/kg/ngày, chia thành 2 liều bằng nhau, cứ 12 giờ 1 lần trong ngày đầu, tiếp theo uống một nửa lượng này 1 lần/1 ngày.

Chú ý Doxycycline có thể gây tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn, mất thị lực đột ngột,…cho người sử dụng. Ngoài ra thuốc chống chỉ định cho trẻ em dưới 8 tuổi, người mắc suy gan, thận, bị lupus ban đỏ.

Thuốc điều trị bệnh nha chu lysozyme chloride

Lysozyme chloride sở hữu các thành phần chứa Lysozyme có khả năng kháng khuẩn, tác động ức chế histamine giúp củng cố hệ miễn dịch đồng thời diệt trừ tác nhân chính gây ra viêm nha chu. Bên cạnh đó, loại thuốc này còn được sử dụng để điều trị viêm xoang mãn tính và kết hợp với các thuốc điều trị HIV.

Người lớn sử dụng Lysozyme chloride với hàm lượng 90mg/ liều từ 2-3 lần trong một ngày tùy vào hướng dẫn của bác sĩ. Khi sử dụng lysozyme chloride người dùng nên uống trọn vẹn viên thuốc. Không nên bẻ, nghiền nhỏ hay nhai thuốc vì như vậy sẽ khiến hàm lượng thuốc hấp thu vào cơ thể tăng lên dẫn đến tổn thương các cơ quan bên trong.

Lưu ý không nên sử dụng thuốc lá và rượu trong thời gian sử dụng Lysozyme chloride. Ngoài ra lysozyme chloride còn gây ra một số phản ứng phụ như phát ban, tiêu chảy, chán ăn, buồn nôn, ợ hơi,…

Top 11 loại thuốc trị viêm nha chu được tin dùng
Top 11 loại thuốc trị viêm nha chu được tin dùng

Thuốc bôi PerioKin chữa viêm nha chu

PerioKin là một trong những thuốc bôi chữa viêm nha chu được nhiều người tin dùng. Với thành phần là Chlorhexidine 0.2g và các tá dược vừa đủ, loại thuốc này có công dụng kháng khuẩn trên phổ rộng đồng thời tiêu diệt các vi khuẩn gây hại trên niêm mạc. Ngoài ra PerioKin còn hỗ trợ phục hồi các tổn thương do các bệnh lý về răng miệng gây ra.

Người bệnh trước khi bôi PerioKin nên vệ sinh tay và vùng răng miệng thật sạch sẽ. Tiếp theo lấy một lượng thuốc vừa đủ cho ra tay rồi bôi trực tiếp lên vùng bị viêm nha chu của người bệnh. Sử dụng thuốc từ 2 – 3 lần/ngày sau mỗi bữa ăn. Lưu ý không ăn uống trong vòng 30 phút sau khi bôi thuốc, thuốc có hiệu quả sau 1 tuần.

Chống chỉ định với những người bệnh dị ứng với thành phần nào của thuốc.

Thuốc kháng sinh Cefixim

Thuốc kháng sinh chữa bệnh nha chu Cefixim sở hữu hoạt chất Cefixim trihydrat và các tá dược canxi hydrophosphat khan, crospovidon, silicon dioxyd, hydroxypropylmethyl cellulose 615cps, titan dioxyd,….Loại thuốc này có khả năng loại bỏ và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh nha chu.

Thông thường người lớn, người già và trẻ em trên 12 tuổi mắc viêm nha chu sử dụng 1-2 viên/ ngày, uống 1 lần hoặc chia làm 2 lần cách nhau 12 giờ. Trường hợp trẻ em dưới 12 tuổi và người bệnh suy thận cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý Cefixim không sử dụng cho người mẫn cảm với thành phần của thuốc, người bị suy gan, thận.

Thuốc trị viêm nha chu Ciprofloxacin

Ciprofloxacin là một trong những loại kháng sinh tổng hợp thuộc nhóm quinolone. Loại thuốc này có công dụng ức chế enzyme DNA gyrase giúp hạn chế các tác nhân gây viêm nha chu. Ciprofloxacin còn được chỉ định để điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm khuẩn hệ hô hấp, tiêu hóa hoặc là nhiễm khuẩn tai mũi họng,…

Người bệnh nên sử dụng Ciprofloxacin sau bữa ăn khoảng 2 tiếng. Thông thường điều trị bằng loại thuốc này cần theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý phụ nữ đang cho con bú không được sử dụng Ciprofloxacin vì hoạt chất trong thuốc sẽ tích tụ lại trong sữa gây hại cho trẻ.

Ciprofloxacin là kháng sinh tổng hợp có khả năng ức chế enzyme DNA gyrase.
Ciprofloxacin là kháng sinh tổng hợp có khả năng ức chế enzyme DNA gyrase.

Lưu ý khi sử dụng thuốc viêm nha chu

Dù người bệnh sử dụng bất cứ loại thuốc viêm nha chu nào cũng cần tuân thủ một số nguyên tắc chung:

  • Điều đầu tiên người bệnh phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ để loại bỏ bớt vi khuẩn gây hại và mảng bám tồn tại trên răng nướu giúp thuốc dễ được hấp thu hơn và mang lại hiệu quả nhanh chóng.
  • Người bệnh lưu ý tuân thủ đúng liều lượng và cách sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc hướng dẫn sử dụng in trên bao bì thuốc để đảm bảo an toàn. Việc tự ý thay đổi liều lượng sẽ gây nên các phản ứng phụ làm giảm hiệu quả thuốc hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
  • Tùy theo tuổi tác, trạng thái cơ thể, tình trạng sức khỏe, mỗi người sẽ phù hợp với các loại thuốc khác nhau. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn loại thuốc phù hợp nhất với bản thân, giúp nâng cao hiệu quả điều trị.
  • Phụ nữ có thai và trẻ nhỏ đặc biệt mẫn cảm nên cần thận trọng khi sử dụng thuốc điều trị viêm nha chu.
  • Nếu người bệnh xuất hiện những phản ứng phụ trong quá trình điều trị bằng thuốc chữa viêm nha chu thì nhanh chóng thông tin với bác sĩ để tìm biện pháp giải quyết.
  • Người bệnh bảo quản thuốc chữa viêm nha chu ở những nơi khô ráo, thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp để không ảnh hưởng đến chất lượng thuốc.
  • Người bệnh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để hỗ trợ điều trị bệnh mang lại hiệu quả cao.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin chi tiết về các loại thuốc trị viêm nha chu mang lại hiệu quả cao nhất. Hy vọng sẽ giúp ích cho quá trình điều trị của người bệnh.

Tìm hiểu thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Implant - Hà Nội: Tầng 3 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 989.518.448

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 989.518.448

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 3 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Implant - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0989.518.448