Viêm Tủy Răng: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Viêm tủy răng là bệnh lý không quá hiếm gặp hiện nay. Đây là một tình trạng nguy hiểm và nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Vậy viêm tủy răng là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân ra sao? Có những cách điều trị nào hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi khám phá trong bài viết được chia sẻ bên dưới đây.

Viêm tủy răng là bệnh gì?

Viêm tủy răng là tình trạng các tác nhân như vi khuẩn, cặn thức ăn, sâu răng hoặc hóa chất tác động, gây ra những tổn thương ở men và ngà răng, xâm nhập vào vùng tủy răng, dẫn tới viêm nhiễm. Tình trạng này diễn biến phức tạp qua nhiều giai đoạn với những mức độ thương tổn khác nhau. 

Viêm tủy là tình trạng tổn thương ở men và ngà răng
Viêm tủy là tình trạng tổn thương ở men và ngà răng

Dấu hiệu viêm tủy răng qua các giai đoạn

Dưới đây là các triệu chứng viêm tủy răng ở giai đoạn, cụ thể như sau:

Viêm tủy răng cấp

Bệnh phát triển khá ổn định và xuất hiện các dấu hiệu rõ rệt như sau:

  • Trong răng xuất hiện mủ, nướu bị sưng tấy lên.
  • Khoang miệng xuất hiện một số mùi hôi khó chịu.
  • Đau âm ỉ tại những khu đang có vi khuẩn khu trú hoặc ở các vùng lây lan.
  • Các cơn đau kéo dài dai dẳng trong nhiều giờ đồng hồ, thậm chí lây lan sang các răng bên cạnh, nướu và làm đau cả nửa đầu.
  • Khi ăn uống hoặc tác động vào răng gây ra cảm giác tê buốt.

Viêm tủy răng hoại tử

Đây là giai đoạn nghiêm trọng và nguy hiểm nhất của bệnh lý:

  • Không còn xuất hiện những cơn đau mà răng gần như mất cảm giác do tủy răng đã chết.
  • Dịch tủy bị hoại tử theo các chóp răng chảy ra ngoài gây cảm giác khó chịu và mùi hôi khó chịu.
  • Vùng mô mềm quanh răng viêm nhiễm, gây ra những tổn thương cho chân răng, viêm xương và thậm chí làm xương ổ răng bị tiêu hủy, mất răng.
Viêm tủy răng hoại tử là giai đoạn nghiêm trọng
Viêm tủy răng hoại tử là giai đoạn nghiêm trọng

Nguyên nhân phổ biến gây ra viêm tủy răng

Viêm tủy răng xuất phát từ yếu tố nào, cùng tìm hiểu chi tiết bên dưới đây:

  • Răng bị mài mòn: Những người tuổi tác đã cao, răng thường có xu hướng bị mòn, dẫn tới tình trạng tủy bị hở và nếu vệ sinh răng miệng kém sẽ dễ bị viêm tủy.
  • Bệnh lý sâu răng: Khi răng bị sâu nhưng không được xử lý và trám kín kịp thời, có thể các vi khuẩn gây hại sẽ xâm lấn vào trong tủy răng, gây ra viêm.
  • Do thức ăn: Việc sử dụng những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh có thể khiến răng bị sung huyết và dẫn đến viêm tủy răng.
  • Viêm quanh răng: Những vi khuẩn tồn tại ở các tổ chức xung quanh răng, cụ thể như tình trạng viêm lợi cũng có thể là yếu tố gây nên viêm tủy răng.
  • Chấn thương răng: Một số sự cố chấn thương ngoài ý muốn có thể làm răng tổn thương, dẫn đến gãy, mẻ răng, từ đó khiến tủy răng bị lộ ra ngoài.
  • Do thủ thuật nha khoa: Nếu khi điều trị, các nha sĩ thực hiện các vết trám lỗ sâu chưa kín hoặc mài cùi làm chụp khi răng còn sống cũng có thể dẫn đến viêm tủy.

Viêm tủy răng có nguy hiểm không?

Tình trạng viêm tủy răng có thể sẽ gây nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Một trong số đó có thể kể tới các vấn đề nghiêm trọng như viêm quanh chóp răng hoặc áp xe. Điều này sẽ dẫn đến các biến chứng như viêm nhiễm quanh cuống răng, viêm xương, rụng răng hoặc viêm hạch, gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Ngoài ra, khi gặp tình trạng này, bạn cũng khó có thể tránh khỏi tình trạng đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Ngoài cảm giác đau, viêm tủy răng còn gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ và khiến việc ăn nhai của bạn trở nên khó khăn hơn.

Viêm tủy gây nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời
Viêm tủy gây nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời

Điều trị răng bị viêm tủy hiệu quả, an toàn

Dưới đây là một số phương pháp được áp dụng phổ biến trong điều trị răng bị viêm tủy mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.

Chữa viêm tủy răng tại nhà

Dưới đây là một số mẹo đơn giản được nhiều người đánh giá cao sau khi áp dụng, các bạn có thể tham khảo như sau:

  • Nước cốt lá chuối: Trong loại lá này có chứa các hoạt chất chống viêm, giúp giảm đau hiệu quả. Bạn có thể chuẩn bị lá chuối tươi, rửa sạch, đem đi giã hoặc nghiền nhuyễn. Lấy bông y tế chấm nước cốt lên vùng răng bị đau và để trong khoảng 3 phút, cơn đau sẽ thuyên giảm.
  • Hành tây: Đây là loại rau củ có tác dụng sát khuẩn, giảm đau. Đầu tiên, bạn hãy sơ chế hành, thái lát mỏng, Sau đó đắp trực tiếp lên các vùng bị đau, giữ trong ít nhất 3 – 5 phút sẽ thấy tác dụng.
  • Nước cốt tỏi: Được sử dụng bởi đặc tính kháng khuẩn, chống viêm. Bạn hãy lấy tỏi và giã nhuyễn để lấy nước cốt, pha với nước ấm và sử dụng để súc miệng.
  • Nước trà xanh: Lành tính, có khả năng sát khuẩn tương đối cao. Chuẩn bị lá trà và hãm như khi uống trà. Sử dụng nước để súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần, giúp giảm bớt các cơn đau nhức.

Điều trị nội nha tại nha khoa

Do hệ thống ống tủy có cấu trúc tương đối phức tạp nên để chữa trị tốt nhất, phương pháp này cần được thực hiện bởi các chuyên gia trong ngành. Cụ thể các bước:

Bước 1 – Thăm khám và chẩn đoán

Bạn sẽ được thăm khám, thực hiện chụp phim kiểm tra răng miệng tổng quát để xác định mức độ tổn thương và độ khó của răng cần chữa trị. Sau đó, bác sĩ sẽ thông báo cụ thể về kế hoạch điều trị, thời gian và mức chi phí cụ thể để quyết định có thực hiện không.

Bước 2 – Gây tê trước khi điều trị

Khi đã quyết định điều trị, bạn sẽ được gây tê, tránh cảm giác đau nhức khi thực hiện. Với trường hợp tủy đã chết lâu ngày, răng không còn cảm giác đau thì có thể không cần tiến hành gây tê.

Thực hiện gây tê trước khi điều trị
Thực hiện gây tê trước khi điều trị

Bước 3 – Đặt đế cao su

Đế cao su được đặt ôm sát vào răng chữa tủy, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và đảm bảo quá trình thực hiện diễn ra trong môi trường khô, sạch. Giúp ngăn chặn hoàn toàn tình trạng dụng cụ rơi vào đường thở hay đường tiêu hóa và người bệnh cũng không phải khó chịu với mùi thuốc sử dụng khi bơm rửa ống tủy.

Bước 4 – Mở lối vào buồng tủy răng

Bác sĩ sử dụng mũi khoan để mở ra đường vào buồng tủy răng. Việc này giữ vai trò rất quan trọng và quyết định đến việc tủy trong răng được lấy sạch, từ đó dễ dàng trám kín ống tủy sau này.

Bước 5 – Làm sạch và tạo hình ống tủy

Nha sĩ dùng trâm tay hoặc trâm máy để lấy sạch tủy chết, vi khuẩn bám trong đó. Sau đó tạo hình ống tủy, kết hợp với việc bơm rửa nhiều lần nhằm mang đến hiệu quả làm sạch cao nhất. Để đảm bảo quá trình này được tối ưu, tạo hình đúng kích thước và không còn mô tủy hay vi khuẩn sót lại bên trong, có thể bạn sẽ được chỉ định chụp phim đo chiều dài chân răng hoặc máy định vị chóp.

Bước 6 – Trám bít ống tủy

Sau khi đã thực hiện làm sạch một hoặc nhiều lần và không còn triệu chứng đau nhức, bác sĩ sẽ tiến hành trám bít ống tủy. Các bác sĩ sử dụng chất liệu xi măng và vật liệu trám trong nha khoa kết hợp với các dụng cụ để bịt kín toàn bộ hệ thống ống tủy, nhằm ngăn chặn sự xâm nhập trở lại của các vi khuẩn.

Bác sĩ trám bít ống tủy
Bác sĩ trám bít ống tủy

Lưu ý trong và sau quá trình điều trị viêm tủy răng

Để quá trình điều trị răng bị viêm tủy đạt được hiệu quả cao, đồng thời bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học: Tránh cắn, nhai quá mạnh khi chưa tiến hành bọc răng sứ lên trên vì khi răng lấy tủy xong khá giòn, dễ gãy và vỡ.
  • Bọc răng sứ để có thể bảo vệ răng tốt nhất: Nếu có điều kiện, bạn nên tiến hành bọc răng sứ cho chiếc răng vừa được tiến hành điều trị viêm tủy. Giúp bảo vệ răng thật trước các tác động của môi trường bên trong và từ bên ngoài dẫn đến đến gãy, vỡ.
  • Chăm sóc răng miệng đúng cách: Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sau ăn khoảng 30 phút để loại bỏ các vi khuẩn trong khoang miệng. Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước, nước súc miệng để làm sạch mảng bám.
  • Thăm khám răng miệng định kỳ: Khoảng 6 tháng/lần bạn cần tới gặp nha sĩ để thăm khám, kiểm tra và điều trị nếu xuất hiện các bệnh lý răng miệng. 

Bài viết trên đây đã chia sẻ tới bạn đọc các thông tin liên quan tới tình trạng viêm tủy răng. Hơn hết, ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến các phòng khám, cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và có các cách điều trị phù hợp nhất. Hy vọng những thông tin trên đây đã có thể giúp ích được cho bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Implant - Hà Nội: Tầng 3 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 989.518.448

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 989.518.448

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 3 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Implant - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0989.518.448