Áp xe răng khôn – Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Áp xe răng khôn gây ra nhiều biến chứng xấu thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vì thế mọi người nên tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, và phương pháp điều trị của bệnh lý này để có biện pháp phòng ngừa tốt nhất.

Áp xe răng khôn là gì? Các loại áp xe thường gặp

Tình trạng sưng phồng, giống như những nốt phồng rộp vì mủ tích tụ lại gây ra nhiễm khuẩn ở một vị trí cụ thể được gọi là áp xe. Trong các bệnh lý răng miệng, áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng dẫn đến túi mủ ở chân răng hay ở sát cổ răng. Thông thường một ổ áp xe răng có thể lây lan tới các phần quan trọng trong khoang miệng điển hình như lợi, răng hoặc thậm chí cả xương hàm.

Răng khôn hay răng số 8 dễ gặp phải tình trạng áp xe răng nhất bởi răng số 8 mọc cuối cùng trên cung hàm, nó dễ bị mọc lệch hay mọc ngầm gây dắt thức ăn hay chèn vào răng số 7 khiến răng này bị sâu hoặc bị tiêu biến. Ngoài ra răng khôn nằm ở vị trí trong cùng của cung hàm khiến việc vệ sinh càng khó khăn hơn. Đây là nguyên nhân khiến vi khuẩn dễ tấn công khiến răng bị sâu và viêm nha chu.

Áp xe răng khôn gây ra nhiều phiền toái trong hoạt động ăn uống và giao tiếp của người bệnh. Nếu việc mọc răng khôn bị áp xe không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nguy hiểm như nhiễm trùng xương ổ răng, nhiễm trùng xương hàm, nhiễm trùng máu và ảnh hưởng lớn đến tim mạch, thậm chí có thể dẫn đến tử vong trong trường hợp bệnh phát triển nặng. Tuy nhiên nếu bệnh lý này được phát hiện và điều trị kịp thời, ổ áp xe sẽ không bị nhiễm trùng hay lan sang lợi và những răng bên cạnh.

Áp xe răng khôn - Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
Áp xe răng khôn – Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Có 3 loại áp xe bao gồm:

Áp xe tại chân răng

Áp xe tại chân răng là tình trạng xuất hiện các túi áp xe quanh chân răng. Sau khi vi khuẩn xâm nhập vào răng sẽ tiếp tục qua những lỗ sâu đi vào tủy dẫn đến viêm tủy. Cuối cùng vi khuẩn thông qua lỗ chóp chân răng xâm nhập vào xương ổ răng rồi hình thành áp-xe quanh chân răng. Túi áp xe này hình thành và phát triển bên trong răng, bao bọc toàn bộ chân răng bị tổn thương.

Lý do bị áp xe chân răng có thể vì người bệnh bị sâu răng. Vi khuẩn sau khi làm mòn men răng và ngà răng sẽ gây ảnh hưởng đến tủy răng nhưng người bệnh không được điều trị kịp thời. Vì thế vi khuẩn sâu răng đi sâu tới tận chân ống tủy và hình thành túi mủ tại vị trí này.

Ngoài ra còn một kiểu áp xe khác nhẹ hơn là áp xe quanh chân răng không có ổ. Vì ổ áp xe này tuy đã vào sâu bên trong tủy nhưng không hình túi mủ do bị cô lập hoặc mới chỉ phát triển nhẹ. Tuy nhiên tình trạng này kéo dài cũng sẽ dẫn tới các biến chứng giống như áp xe răng thông thường.

Áp xe nướu

Áp xe nướu là túi áp xe hình thành và phát triển ở khu vực giữa răng với nướu, không liên quan gì tới bên trong răng. Khi không vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn các mảng bám thức ăn. Thức ăn giắt vào kẽ răng lâu dần sẽ khiến vi khuẩn có không gian phát triển, phá hủy các mô. Phần giữa răng và nướu sẽ xuất hiện các ổ áp xe. Vi khuẩn sẽ tiếp tục phát triển trong các ổ áp xe này gây ra các biến chứng tai hại.

Áp xe nha chu

Tình trạng áp xe nha chu hay còn được gọi là áp xe quanh chóp răng xảy ra khi vi khuẩn gây bệnh phát triển tấn công vào lợi, tạo ra các khoảng trống giữa răng và nướu; vi khuẩn sau đó sẽ tiếp tục trú ngụ dưới ổ răng. Lúc này, các túi áp xe dần hình thành và gây ra đau đớn cho người bệnh.

Áp xe nha chu gây ra những đau đớn cho người bệnh.
Áp xe nha chu gây ra những đau đớn cho người bệnh.

Triệu chứng của áp xe răng khôn

Tình trạng mọc răng khôn bị áp xe không khó nhận biết. Người bệnh nên chú ý các dấu hiệu để đi thăm khám kịp thời, tìm biện pháp giải quyết sớm, tránh để tình trạng áp xe lây sang các răng bên cạnh. Các triệu chứng của áp xe răng khôn bao gồm:

  • Đau nhức tại vị trí mọc răng khôn (răng số 8). Người bệnh bị áp xe răng khôn nhai thức ăn hoặc cắn mạnh thấy đau, thậm chí là ngậm miệng cũng bị cơn đau nhức hành hạ.
  • Tình trạng đau nhức lan đến tai, thậm chí lan lên đầu gây ra cảm giác ù tai, đau đầu…
  • Vị trí mọc răng khôn sưng tấy như mụn nước, gây ra sưng mặt nghiêm trọng khiến gương mặt bị mất cân đối.
  • Phần nướu tại vị trí răng khôn có biểu hiện đổi màu và răng bị lung lay, không còn chắc chắn.
  • Hàm răng của người bệnh đặc biệt là răng không và các vị trí gần răng khôn sẽ nhạy cảm hơn với nhiều loại thức ăn, nhất là đồ quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Người bị áp xe răng khôn thường có hơi thở mùi khó chịu
  • Một vài trường hợp bị áp xe răng khôn còn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
  • Người bệnh mọc răng khôn bị áp xe còn có khả năng bị sốt, nóng bừng và lạnh, kích động, đổ mồ hôi, sưng khắp mặt và cổ do vi khuẩn tích tụ gây ra nhiễm trùng miệng. Nếu tình trạng sốt kéo dài lâu không được chữa trị kịp thời sẽ khiến bệnh nhân bị co giật rất nguy hiểm.

Nguyên nhân gây nên áp xe răng khôn

Muốn điều trị áp xe  răng khôn thì trước hết phải đi tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này:

Chăm sóc sức khỏe răng miệng sai cách

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến áp xe răng khôn bắt nguồn từ việc không chăm sóc sức khỏe răng miệng sớm hay không đúng cách khiến các mảng bám và cao răng không được làm sạch. Từ đó vi khuẩn tấn công gây ra các hệ quả xấu cho răng miệng và tạo ra các biến chứng khó lường.

Chăm sóc răng miệng sai cách gây ra áp xe răng khôn.
Chăm sóc răng miệng sai cách gây ra áp xe răng khôn

Vị trí mọc răng khôn

Răng khôn thường không mọc thẳng, hay di chuyển lệch hướng, khiến phần nướu và các răng bên cạnh bị ảnh hưởng. Vị trí này khiến răng khôn không dễ để vệ sinh. Thức ăn sẽ bị đọng lại ở các kẽ răng gây nhiễm trùng nhưng lại không được điều trị kịp thời gây nên tình trạng nhiễm trùng trong ổ răng và tạo nên các ổ mủ.

Biến chứng của sâu răng và viêm tủy

Những người mắc sâu răng hay viêm tủy cấp sẽ khiến vi khuẩn ở lại trong răng và có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn. Khi bị viêm, tủy sẽ tiết ra độc tố xung quanh răng khiến chúng mưng mủ, dẫn đến áp xe răng. Như trên đã nói vị trí của răng khôn rất khó vệ sinh nên đây là chiếc răng có nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng cao nhất.

Những vết rách bên trong khoang miệng

Những vết rách vào bên trong miệng cũng có thể gây ra tình trạng mọc răng khôn bị áp xe nhưng điều này hơi hiếm. Vì nước bọt sở hữu đặc tính kháng khuẩn nhẹ, nên vết cắt và tổn thương trong mô miệng có xu hướng bị hệ miễn dịch dễ dàng giải quyết.

Nhiễm trùng răng

Nếu nhiễm trùng chân răng xảy ra dưới đường nướu thì không thể sử dụng các đặc tính làm sạch của nước bọt. Trong trường hợp một xoang sâu phát triển bên dưới một chiếc răng thì nó sẽ tràn đầy vi khuẩn gây ra tình trạng chân răng bị nhiễm trùng. Lúc này các mô nướu thường cố gắng rút hết chất lỏng bị nhiễm bệnh nên không có nơi nào để thoát dịch ngoài qua đường nướu. Các vị khuẩn tích tụ bên trong  nướu sẽ gây ra áp xe.

Phương pháp điều trị áp xe răng khôn

Khi mắc phải áp xe răng khôn người bệnh nên tìm đến cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám, xác định đúng vị trí và hướng mọc răng. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra những phương án điều trị phù hợp, giảm thiểu sự đau đớn và các biến chứng nguy hiểm một cách tối đa nhất cho người bệnh.

Trường hợp răng khôn của người bệnh mọc thẳng hàng, bị áp xe nhẹ

Khi răng số 8 mọc thẳng, không ảnh hưởng đến những chiếc răng lân cận, người bệnh chỉ bị áp xe nhẹ. Bác sĩ có thể cho người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh theo sự hướng dẫn để chống nhiễm trùng đồng thời kết hợp với súc miệng bằng nước muối giúp người bệnh dịu cơn đau.

Trường hợp răng khôn của người bệnh mọc thẳng hàng, bị áp xe nhẹ sẽ không cần phải nhổ.
Trường hợp răng khôn của người bệnh mọc thẳng hàng, bị áp xe nhẹ sẽ không cần phải nhổ

Nếu giữ lại chiếc răng khôn này, bác sĩ sẽ cắt bỏ toàn bộ lợi phủ, để lộ toàn bộ mặt nhai. Sau khi phẫu thuật cắt phần lợi phủ, người bệnh nên nhét gạc tẩm iốt, để lợi mau liền sẹo và không phủ thân răng trở lại.

Tuy nhiên, khi giữ lại răng khôn thì người bệnh cần phải hết sức chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng để phòng ngừa sâu răng cũng như các bệnh lý răng miệng liên quan.

Trường hợp răng số 8 của người bệnh mọc lệch, mọc ngầm

Trừ trường hợp cần giữ lại răng khôn mọc thẳng để làm cầu răng cho răng hàm số 1 số 2, răng khôn bị áp xe luôn được khuyến khích nhổ bỏ đặc biệt là những chiếc răng khôn mọc không đúng vị trí. Việc nhổ răng khôn sẽ hạn chế những biến chứng ảnh hưởng đến người bệnh, tránh được tình trạng tái nhiễm áp xe răng khôn.

Răng khôn vốn là chiếc răng không có bất kỳ chức năng nào trên cung hàm nên giữ lại khôn và điều trị chỉ thêm phần tốn kém. Trong trường hợp răng khôn bị áp xe mọc lệch thì nhổ răng được xem là phương pháp điều trị tốt nhất.

Cách phòng tránh áp xe răng khôn

Để phòng tránh áp xe răng khôn mọi người nên lưu ý một số điều sau:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần trong 1 ngày, sáng và tối bằng bàn chải mềm và chải răng theo chiều dọc. Để cẩn thận hơn thì nên đánh 3 lần 1 ngày sau mỗi bữa ăn.
  • Sau khi đánh răng nên súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc súc miệng với nước flour để hỗ trợ làm sạch mảng bám vi khuẩn tận bên trong
  • Sử dụng thêm chỉ nha khoa thay vì tăm để làm sạch mảng bám giữa hai kẽ răng.
  • Sau khi ăn vặt, ăn bánh kẹo, uống nước ngọt, nhớ súc miệng lại bằng nước lọc
  • Tăng cường bổ sung vitamin và canxi qua thực phẩm hằng ngày. Vì đây là những hoạt chất tốt cho răng, giúp tăng cường sức đề kháng chống lại các bệnh lý về răng miệng trong đó có áp xe răng khôn.
  • Cần hạn chế những thực phẩm ngọt vì chúng có thể hủy hoại men răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sâu răng phát triển
  • Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng 1 lần để thực hiện cạo vôi răng, phát hiện và điều trị kịp thời các nguy cơ gây áp xe (nếu có) và phòng ngừa những bệnh lý về răng miệng có thể xảy ra.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cơ bản nhất về nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị áp xe răng khôn. Hy vọng sẽ giúp độc giả có thêm kiến thức để bảo vệ răng miệng hiệu quả nhất.

Đừng bỏ lỡ:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Implant - Hà Nội: Tầng 3 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 989.518.448

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 989.518.448

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 3 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Implant - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0989.518.448