Viêm lợi tụt lợi, tìm hiểu triệu chứng và cách điều trị

Viêm lợi tụt lợi là bệnh lý gây ra những tác hại xấu tới răng và gây mất thẩm mỹ. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng chuyên trang tìm hiểu chi tiết hơn trong các nội dung sau đây.

Viêm lợi tụt lợi là gì?

Viêm lợi tụt lợi là hiện tượng lợi sưng viêm có xu hướng bị tụt xuống phía của chân răng. Lúc này khi nhìn vào gương bạn sẽ thấy răng thương dài hơn so với ban đầu. nếu không có phương án chữa trị hiệu quả, chân răng sẽ bị lộ ra bên ngoài. Hiện tượng này sẽ xảy ra chủ yếu đối với răng mặt ngoài như răng nanh hoặc răng cửa.

Viêm lợi tụt lợi là hiện tượng lợi sưng viêm có xu hướng bị tụt xuống phía của chân răng
Viêm lợi tụt lợi là hiện tượng lợi sưng viêm có xu hướng bị tụt xuống phía của chân răng
  • Tụt lợi ở hàm trên: Nó thường gây mất thẩm mỹ và cũng dễ phát hiện. Khi đó nướu sẽ bị rút xuống khá sâu khiến cho chân răng xuất hiện những khoảng trống khá rõ.
  • Tụt lợi ở hàm dưới: Hiện tượng này sẽ khó phát hiện hơn. Nguyên nhân là do mặt trong của môi dưới sẽ bao phủ lấy nướu và răng. Nhưng nếu bệnh nhân không phát hiện, điều trị sớm sẽ gây tác hại tới răng miệng sau này.

Nguyên nhân gây ra viêm lợi tụt chân răng

Viêm lợi tụt chân răng thường do một số nguyên nhân sau đây:

Đánh răng quá mạnh làm ảnh hưởng trực tiếp tới lợi
Đánh răng quá mạnh làm ảnh hưởng trực tiếp tới lợi
  • Bệnh nha chu: Khi viêm lợi xảy ra, các vi khuẩn sẽ có cơ hội ẩn náu và phá hủy những mô nướu. Từ đó khiến cho nướu bị co rút xuống phía dưới chân răng.
  • Do gen: Theo số liệu thống kê đã chỉ ra rằng 30% dân số thường có cơ địa khá nhạy cảm. Họ có thể dễ mắc phải những bệnh lý liên quan tới nướu răng và dẫn tới tụt lợi.
  • Quá trình chăm sóc răng: Khi vệ sinh răng miệng không chú ý chăm sóc cẩn thận khiến cao răng hình thành. Đây chính là thủ phạm gây ra các bệnh lý về viêm nha chu và tụt nướu.
  • Đánh răng mạnh: Một số người thường sử dụng bàn chải đánh răng dùng lực quá mạnh. Điều đó sẽ tác động xấu tới nướu.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn tới viêm lợi tụt lợi gồm có răng mọc lệch, sang chấn khớp cắn, phanh môi hoặc phanh má bị kéo căng quá mức…

Dấu hiệu nhận biết tụt lợi

Bệnh viêm lợi tụt lợi có các dấu hiệu nhận biết sau đây:

Nướu răng sưng đỏ, cảm giác cơn đau nhẹ xuất hiện
Nướu răng sưng đỏ, cảm giác cơn đau nhẹ xuất hiện
  • Sau khi đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa chân răng bị chảy máu
  • Nướu răng sưng đỏ, cảm giác cơn đau nhẹ xuất hiện
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu là biểu hiện phổ biến của bệnh viêm nha chu
  • Tụt lợi thường xảy ra ở phía chóp chân răng, lúc này chân răng bị lộ ra ngoài.
  • Ăn uống gặp nhiều khó khăn, cảm giác bị ê buốt nhẹ.
  • Khi sờ vào hoặc ăn nhai thấy răng bị lung lay

Viêm lợi tụt chân răng có nguy hiểm không?

Lợi bị tụt có thể gây ra những tác hại ảnh hưởng trực tiếp tới răng miệng. Lợi thường được ví giống như một lớp xi măng. Nó có tác dụng giúp cho răng bám chắc và bao bọc khung xương hàm. Nếu hiện tượng tụt lợi diễn ra sẽ làm cho chân răng không còn được bảo vệ nữa. Lúc này răng sẽ bị tổn thương hoặc trở nên nhạy cảm hơn.

Viêm lợi tụt lợi có nguy hiểm không?
Viêm lợi tụt lợi có nguy hiểm không?

Bên cạnh đó, vi khuẩn cũng sẽ xâm nhập và tạo điều kiện thuận lợi bám dính vào chân răng gây ra sâu răng. Với những trường hợp viêm lợi tụt lợi kèm theo viêm nhiễm sẽ khiến chân răng bị viêm. Trường hợp nặng có thể gây ra mất răng.  Liên quan tới vấn đề thẩm mỹ, triệu chứng này khiến cho chân răng bị trơ, phần lợi bị co rút. Người bệnh sẽ bị lộ chân răng ra ngoài một cách bất thường, gây ra hiện tượng ngại giao tiếp, mất tự tin.

Tìm hiểu cách chữa viêm lợi tụt lợi

Để chữa viêm lợi tụt lợi, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:

Cách chữa viêm lợi tụt chân răng nhẹ

Với trường hợp nhẹ, bạn có thể áp dụng một số bài thuốc từ thảo dược tự nhiên

Mật ong

Trong mật ong có thành phần khử trùng, kháng khuẩn giúp cho quá trình chữa trị diễn ra hiệu quả hơn. Những hoạt chất của mật ong khi tiếp xúc với lợi sẽ loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, giúp giảm bớt sưng viêm ở lợi và nướu răng trở nên hồng hào hơn.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và súc miệng nhằm loại bỏ mảng bám. Tiếp đến sử dụng bông băng chấm mật ong thoa lên khu vực bị tụt lợi. Để nguyên như vậy trong thời gian 5 phút rồi súc miệng lại với nước ấm. Đối với cách này, mỗi ngày bạn cần thực hiện 1 lần để hiệu quả đạt được cao nhất.

Trà xanh

Trong trà xanh thường có chứa catechin, chất chống oxy hóa. Nó có tác dụng trong việc điều trị các bệnh liên quan tới răng miệng, đồng thời củng cố răng và lợi hiệu quả.

Với cách điều trị tụt lợi chân răng từ trà xanh bạn thực hiện như sau: Sử dụng 1 nắm lá trà xanh rửa sạch, vò hơi nát rồi đun với nước khoảng 5 phút. Đợi cho nước nguội thì dùng nước này uống thay nước lọc mỗi ngày. Ngoài ra, vào buổi sáng bạn cũng nên súc miệng với trà xanh khoảng 5 phút để vi khuẩn được loại bỏ, giúp khoang miệng có mùi thơm dễ chịu.

Xem thêm: Viêm lợi nổi hạch, triệu chứng tuyệt đối không được chủ quan

Trong trà xanh thường có chứa catechin, chất chống oxy hóa
Trong trà xanh thường có chứa catechin, chất chống oxy hóa

Nha đam

Nha đam là dược liệu được sử dụng khá phổ biến trong việc chăm sóc da và làm đẹp tại nhà. Trong nha đam có các hoạt chất giúp làm mát và giải nhiệt nên cũng được dùng để trị tụt lợi khá hiệu quả.

Bạn sử dụng 1 nhánh nha đam, gọt sạch phần vỏ rồi dùng gel này bôi trực tiếp lên khu vực lợi bị viêm và tụt. Để nguyên khoảng 5 phút rồi mới súc miệng lại với nước ấm. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng gel nha đam xay nhuyễn với nước rồi súc miệng mỗi ngày cũng có hiệu quả tương tự.

Dầu mè

Dầu mè là nguyên liệu có công dụng trong việc làm liền những mô nướu. Thêm nữa, nó cũng có những hoạt chất chống viêm giúp ngăn chặn vi khuẩn hình thành.

Sử dụng 1 muỗng canh dầu mè đem đun ấm, sau đó nhúng vào bàn chải rồi dùng để đánh răng như bình thường. Ngoài ra, bạn cũng nên ngậm chút dầu mè khoảng 3-4 phút rồi súc miệng lại với nước ấm. Mặc dù cách này khá cầu kỳ nhưng nếu thực hiện trong 1 tuần bạn sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm.

Cách chữa viêm lợi tụt chân răng nặng

Đối với những trường hợp viêm lợi tụt lợi đã ở mức độ nghiêm trọng đòi hỏi người bệnh phải tới gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, đưa ra phương án điều trị cụ thể.

Trường hợp tụt lợi, chưa ê buốt

Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định làm sạch khu vực lợi bị sưng viêm, cạo sạch vôi răng và các mảng bám, làm mịn khu vực rễ tiếp xúc để tránh vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ phải kết hợp sử dụng thuốc trị viêm lợi tụt lợi do bác sĩ kê đơn để giảm ê buốt và loại bỏ hết vi khuẩn còn sót lại.

Trường hợp tụt lợi, răng lung lay, đau nhức

Quá trình điều trị lúc này sẽ có phần phức tạp hơn, bác sĩ sẽ phải áp dụng các phương pháp sau:

Nạo nha chu sẽ có tác dụng làm sạch sâu vi khuẩn, giảm kích thước túi nha
Nạo nha chu sẽ có tác dụng làm sạch sâu vi khuẩn, giảm kích thước túi nha
  • Nạo nha chu: Tụt lợi khiến người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống, chảy máu, sưng đỏ và viêm nướu. Nạo nha chu sẽ có tác dụng làm sạch sâu vi khuẩn, giảm kích thước túi nha. Sau đó nha sĩ sẽ khâu lại mô lợi tại vị trí ở trên gốc răng.
  • Ghép mô lợi: Nếu răng bị tụt ra khỏi nướu thì ghép mô lợi sẽ được thực hiện. Phương pháp này giúp lợi được tái tạo lại hình thái như ban đầu, đồng thời ngăn chặn triệu chứng tái phát.
  • Cấy ghép răng: Trường hợp tụt lợi nặng khiến cho mô xương nâng đỡ răng bị phá hủy, việc ghép răng sẽ có tác dụng phục hình xương và mô. Khi đó bác sĩ sẽ phải bọc và gấp lại những mô nướu, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, tiếp đến là sử dụng những vật liệu tái tạo đặt vào vị trí cần cấy ghép. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ chỉ được áp dụng tùy vào từng trường hợp bệnh nhân.

Cách phòng ngừa bệnh như thế nào hiệu quả?

Để ngăn chặn tụt lợi xảy ra, việc bảo vệ răng miệng mỗi ngày cần phải đặc biệt chú ý như sau:

Khám răng theo định kỳ để phát hiện sự bất thường và có cách điều trị phù hợp
Khám răng theo định kỳ để phát hiện sự bất thường và có cách điều trị phù hợp
  • Chăm sóc răng miệng: Mỗi ngày cần sử dụng bàn chải lông mềm vệ sinh răng miệng 2 lần/ ngày, kết hợp dùng nước súc miệng và chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám gây ra.
  • Khám răng định kỳ: Cần phải thực hiện 6 tháng/ lần để phát hiện các triệu chứng bất thường và có phương án điều trị kịp thời. Nạo sạch cao răng theo định kỳ với chỉ dẫn của nha sĩ
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: Cần hạn chế ăn những thực phẩm quá lạnh, quá nóng, đồ ngọt, bánh, kẹo, từ bỏ thói quen hút thuốc lá.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới triệu chứng viêm lợi tụt lợi. Đừng quên tới gặp nha sĩ khi thấy có những dấu hiệu bất thường, tránh tình trạng để bệnh nghiêm trọng rồi mới bắt đầu điều trị.

Cùng chuyên mục: Viêm lợi trùm răng khôn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa [Chi tiết]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Implant - Hà Nội: Tầng 3 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 989.518.448

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 989.518.448

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 3 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Implant - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0989.518.448