Trồng Răng Sứ Loại Nào Tốt Nhất? Ưu Nhược Điểm Và Chi Phí

Trồng răng sứ là kỹ thuật nha khoa giúp khắc phục những khuyết điểm trên răng như móm, hô, sâu răng, răng sứt mẻ hoặc thậm chí mất hoàn toàn. Chính vì lẽ đó mà phương pháp này mang lại cho bạn hàm răng trắng đẹp, đều đặn và khả năng ăn nhai tốt tốt hơn. Vậy trồng răng sứ loại nào tốt nhất, bền nhất, đẹp nhất?

Các loại răng sứ được áp dụng phổ biến trong nha khoa

Trước khi biết trồng răng sứ loại nào tốt nhất thì bạn cần nắm rõ các loại răng sứ phổ biến trên thị trường hiện nay. Răng sứ được phân thành hai nhóm với chất liệu khác nhau đó là răng sứ kim loại và răng sứ toàn sứ.

Răng sứ kim loại

Răng sứ kim loại là loại răng sứ sử dụng chất liệu kim loại để làm khung sườn và bên ngoài phủ lớp sứ có màu trắng giống như răng thật. Khung sườn thường được làm từ hợp kim hư Co – Cr, Ni – Cr, Titan hoặc các kim loại quý khác. Sau đó, kỹ thuật viên sẽ dùng lớp men sứ màu trắng để phủ ở bên ngoài nhằm tạo hình mão răng có màu sắc giống hệt như răng thật.

trồng răng sứ loại nào tốt nhất
Răng sứ kim loại có hình dáng, màu sắc tương đương với răng thật

Răng sứ kim loại là hiện là loại răng sứ có chi phí thấp nhất, tuy nhiên nó vẫn đảm bảo có màu sắc và hình dáng tương tự răng thật. Trước đây, loại răng sứ này được sử dụng rất phổ biến hơn cả. Tuy nhiên ngày nay, với sự ra đời của nhiều loại răng sứ hiện đại, những nhược điểm của răng sứ kim loại đã bộc lộ rõ, do đó nó không còn được ưa chuộng nữa.

Các loại răng sứ kim loại hiện nay sẽ bao gồm: Răng sứ kim loại thường, kim loại quý và răng sứ titan. Dưới đây là ưu nhược điểm của từng loại mà bạn có thể tham khảo:

Răng sứ kim loại thường

Răng sứ kim loại thường là loại răng sứ được áp dụng đầu tiên trong kỹ thuật phục hình răng sứ. Loại răng sứ này sử dụng chất liệu hợp kim Co – Cr hoặc Ni – Cr để làm khung sườn, bên ngoài có một lớp sứ trắng bao bọc. Đây là loại răng sứ có nhiều nhược điểm nhưng lại rẻ nhất nên vẫn được sử dụng khá rộng rãi.

Ưu điểm:

  • Có thể khắc phục hiệu quả các khuyết điểm trên răng như xỉn màu, vỡ, mẻ, hô vẩu, sâu hoặc gãy,… do nhiều nguyên nhân khác nhau.
  • Có khả năng chịu lực tốt đảm bảo chức năng ăn nhai như răng thật.
  • Giúp bảo vệ tốt cùi răng thật bên trong.
  • Chi phí thấp, phù hợp nhiều đối tượng khách hàng.

Nhược điểm:

  • Phần khung sườn được làm từ kim loại có thể nguy cơ cao bị oxy hóa dưới tác động của axit có trong nước bọt, đồ ăn và thức uống. Chính vì vậy sau một thời gian sử dụng, răng sẽ bị ngả màu và có hiện tượng đen viền nướu.
  • Răng sứ kim loại giống răng thật nhưng do bên trong được làm từ kim loại hoặc các hợp kim nên khi ánh nắng chiếu vào sẽ thấy ánh đèn bên trong. Do đó, bọc răng sứ bằng chất liệu này chỉ mang lại hiệu quả thẩm mỹ ở mức tương đối.
  • Tuổi thọ không cao, ước tính chỉ từ 5 – 7 năm.

Răng sứ kim loại Titan

Răng sứ kim loại Titan sử dụng chất liệu hợp kim Titan để là khung sườn ở bên trong. Bên ngoài mão sứ được phủ nhiều lớp men bằng sứ có màu trắng giống răng thật. Do được làm từ hợp kim chứa Titanium tinh khiết nên loại răng sứ này sở hữu trọng lượng nhẹ hơn hẳn so với răng sứ kim loại thường. Mặc dù vậy, nó lại có độ bền và khả năng chịu lực tốt hơn.

Xem thêm

trồng răng sứ loại nào tốt nhất
Cấu tạo của răng sứ Titan

Hiện nay, răng sứ kim loại Titan được áp dụng rộng rãi hơn răng sứ kim loại thường nhờ có nhiều ưu điểm vượt trội và tuổi thọ bền hơn. Hơn nữa, loại răng sứ này cũng có chi phí phù hợp, không quá cao như răng sứ kim loại quý hay răng sứ toàn sứ.

Ưu điểm:

  • Do được làm từ chất liệu Titanium tinh khiết nên răng sứ Titan có tính tương hợp sinh học tốt, hầu như không gây kích ứng khi tiếp xúc với môi trường bên trong khoang miệng.
  • Có tính thẩm mỹ cao hơn hẳn so với loại răng sứ kim loại.
  • Khả năng chịu lực tốt,giúp người dùng ăn nhai thoải mái, không gây vướng víu.
  • Tuổi thọ khá cao, ước tính từ 7 – 9 năm.
  • Giá thành hợp lý.

Nhược điểm:

  • Mặc dù có hiệu quả thẩm mỹ cao hơn răng sứ kim loại nhưng răng sứ Titan vẫn không thể so sánh với các loại răng toàn sứ.
  • Sau một thời gian, răng sứ Titan vẫn có thể bị oxy hóa, từ đó dẫn đến hiện tượng đen viền nướu và đổi màu mão răng.

Răng sứ kim loại quý

Răng sứ kim loại quý có cấu tạo 2 phần giống hệt như các loại răng sứ khác. Trong đó, phần khung sườn được chế tác từ hỗn hợp kim loại quý hoặc duy nhất 1 loại kim loại quý như bạc, vàng, palladium, platin,… Bên ngoài răng sứ được đắp bằng nhiều lớp men sứ mỏng để có thể đảm bảo răng sau khi phục hình sở hữu màu sắc tương tự như răng thật.

Răng sứ kim loại quý có chi phí cao hơn cả do sử dụng kim loại quý để làm khung sườn. Bên cạnh đó nó cũng được đánh giá là có có độ bền tốt và gây tình trạng đen viền nướu sau một thời gian sử dụng. Nguyên nhân đơn giản là do kim loại quý vốn dĩ không bị oxy hóa.

Răng sứ quý kim sử dụng nhiều vật liệu quý hiếm như vàng, bạch kim hay plantin
Răng sứ quý kim sử dụng nhiều vật liệu quý hiếm như vàng, bạch kim hay plantin

Ưu điểm:

  • Có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt tạo cho người dùng có cảm giác ăn nhai tương tự răng thật.
  • Răng sứ kim loại quý không bị oxy hóa nên có thể hạn chế được tình trạng đen viền nướu cùng như đổi màu mão sứ sau nhiều năm sử dụng.
  • Loại răng sứ được chế tác từ vàng có đặc tính kháng khuẩn tốt, giúp hạn chế tối đa tình trạng hôi miệng và viêm nhiễm nướu răng.

Nhược điểm:

  • Răng sứ kim loại quý có quy trình chế tác phức tạp hơn nhiều so với các răng sứ kim loại thông thường. Chính vì vậy, bạn bắt buộc phải lựa chọn phòng khám/bệnh viện lớn, đáng tin cậy để thực hiện.
  • Giá răng sứ làm bằng kim loại quý cao hơn rất nhiều so với các loại mão răng sứ khác. Hơn nữa, nó còn có sự chênh lệch đáng kể tùy theo giá của kim loại quý tại từng thời điểm cụ thể.
  • Khi có ánh nắng chiều vào, răng sứ kim loại quý sẽ ánh lên tia màu do khung sườn ở bên trong. Do đó, loại răng sứ này cũng chỉ có thể mang lại hiệu quả thẩm mỹ ở mức tương đối.

Răng toàn sứ

Trong lĩnh vực nha khoa, răng toàn sứ còn có tên gọi khác dễ hiểu hơn là răng sứ không kim loại. Đây là loại răng sứ được chế tác hoàn toàn từ sứ nguyên khối, sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội và lành tính và an toàn với sức khỏe con người. Hiện nay, răng toàn sứ được áp dụng rất phổ biến trong kỹ thuật trồng răng sứ, nhất là những trường hợp bọc răng sứ thẩm mỹ.

Dưới đây là ưu nhược điểm của từng loại răng sứ toàn sứ mà bạn có thể tham khảo:

Răng toàn sứ Zirconia

Răng toàn sứ Zirconia là loại răng sứ được sử dụng rất rộng rãi. Phần khung sườn của răng được làm từ chất liệu sứ Zirconia và các lớp sứ giúp tạo màu được dùng bọc ở bên ngoài. Răng sứ Zirconia sau khi chế tác có màu sắc tương tự như răng thật, hoàn toàn không lộ ánh đen như răng sứ kim loại.

Hình ảnh răng toàn sứ Zirconia
Hình ảnh răng toàn sứ Zirconia

Chất liệu sứ Zirconia có độ bền và khả năng chịu lực tốt hơn so với răng thật đồng thời mang đến cảm giác thoải mái khi ăn nhai. Bên cạnh đó, do tuổi thọ của răng sứ Zirconia cực cao nên được rất nhiều người ưa chuộng.

Ưu điểm:

  • Hiệu quả thẩm mỹ tốt, răng có màu sắc và các chi tiết nhỏ như rìa cắn và vân răng giống với răng thật tới 95%.
  • Do được làm hoàn toàn từ chất liệu sứ nên răng sứ Zirconia có độ an toàn cao, lành tính và gần như không gây dị ứng, kích ứng cho người dùng.
  • Không làm đen viền nướu sau một thời gian sử dụng, đây là ưu điểm vượt trội so với răng sứ kim loại.
  • Tuổi thọ của răng sứ Zirconia rất cao, lên đến 10 năm và thậm chí là 15 năm nếu như bạn biết cách chăm sóc.

Nhược điểm:

  • Không phù hợp khi áp dụng cho răng có buồng tủy lớn.
  • Chi phí cao gấp đôi so với răng sứ kim loại Titan nên có thể không phù hợp với một số khách hàng có điều kiện tài chính quá eo hẹp.

Răng sứ toàn sứ Cercon

Bên cạnh răng sứ Zirconia thì răng sứ Cercon cũng là loại răng toàn sứ được áp dụng phổ biến trong nha khoa hiện nay. Loại răng sứ này sử dụng chất liệu sứ Zirconia để làm khung sườn bên tròng và sứ Cercon để phủ ở bên ngoài. Do đó, hiệu quả thẩm mỹ mà nó mang lại gần như là tuyệt đối.

Răng sứ toàn sứ Cercon có nguồn gốc từ Đức và được chế tác theo công nghệ CAD/CAM. Vật liệu để chế tác loại răng sứ này có độ bền tốt và gần như không bị biến đổi dưới tác động của axit chứa tại khoang miệng.

trồng răng sứ loại nào tốt nhất
Răng sứ toàn sứ Cercon được chế tác theo công nghệ CAD/ CAM

Ưu điểm:

  • Răng sứ Cercon có tới 16 tông màu do đó bạn có thể dễ dàng lựa chọn được màu răng phù hợp.
  • Có khả năng chịu lực tốt, độ bền cao, tuổi thọ trung bình có thể lên đến 15 – 20 năm nếu chăm sóc đúng cách.
  • Răng sứ Cercon được chế tác từ vật liệu vô cùng lành tính, an toàn nên gần như không gây kích ứng, hôi miệng hay viêm nướu răng.
  • Mang lại hiệu quả thẩm mỹ cực cao, tạo ra răng bền đẹp và không có hiện tượng đen viền nướu giống như loại răng sứ kim loại.
  • Do được chế tác bằng công nghệ CAD/CAM tiên tiến nên răng sứ Cercon sau khi phục hình xong sẽ có hình dáng, kích thước tương thích và khít 100% với cùi răng thật.

Nhược điểm:

  • Chi phí cao nên, không phù hợp với đại đa số khách hàng.
  • Răng sứ Cercon có lớp khung sườn khá mỏng nhẹ. Do đó để đảm bảo răng sứ không bị nứt, vỡ và tổn thương, tốt nhất bạn cần phải kiêng cữ một số loại thức ăn và đồ uống không tốt cho sức khỏe răng miệng.

Răng toàn sứ Zolid

Răng toàn sứ Zolid có khung sườn làm từ chất liệu sứ Zirconia cao cấp và bên ngoài được phủ bằng sứ Zolid. Điểm khác biệt lớn nhất giữa sứ Zolid với các loại sứ khác chính là trọng lượng nhẹ, khả năng chịu lực tốt và chống bám tốt.

Ưu điểm:

  • Răng toàn sứ Zolid có màu sắc và độ bóng vô cùng tự nhiên. Men răng trong suốt, không bị đục và đều màu do đó về mặt thẩm mỹ nó trông rất giống với răng thật.
  • Sở hữu khả năng chịu lực tốt, mang lại cảm giác ăn nhai thoảng mái, tương tự như răng thật.
  • Độ bền cao, tuổi thọ kéo dài khoảng 20 năm nếu được bác sĩ thực hiện đúng kỹ thuật và chăm sóc răng miệng đúng cách.
Hình ảnh răng toàn sứ Zolid
Hình ảnh răng toàn sứ Zolid

Nhược điểm:

  • Giá thành thực hiện cao hơn so với các loại răng toàn sứ khác.
  • Bác sĩ/ kỹ thuật viên chế tác răng toàn sứ Zolid bắt buộc phải có kinh nghiệm và được đào tạo bài bản.

Răng sứ kim loại toàn diện

Ngoài các loại răng sứ trên, hiện nay có một số người còn lựa chọn phục hình bằng mão kim loại toàn diện. Đây là là mão sứ được đúc hoàn toàn bằng kim loại (bao gồm cả khung sườn và mặt ngoài). Do được làm từ kim loại hoàn toàn nên mão răng có màu sắc hoàn toàn khác biệt hoàn với răng thật. ưu điểm hấp dẫn của răng kim loại toàn diện là độ bền chắc cao và có thể bảo vệ toàn bộ thân răng.

Bên cạnh những ưu điểm trên, mão kim loại toàn diện cũng có một số hạn chế. Cụ thể, để đảm bảo hiệu quả và độ an toàn, các mão kim loại toàn diện cần được chế tác từ kim loại quý. Do đó, chi phí để lắp đặt nó tương đối cao.

Trồng răng sứ loại nào tốt nhất, an toàn nhất?

Nên trồng răng sứ loại nào hay trồng răng sứ loại nào tốt nhất hiện nay chính là vấn đề băn khoăn của những người đang có ý định phục hình răng. Trên thực tế, mỗi vật liệu làm nên răng sứ đều có những ưu điểm, hạn chế riêng và phù hợp với từng đối tượng nhất định. Do đó, chúng ta không thể khẳng định cụ thể loại răng sứ nào tốt nhất. Thay vào đó, bạn nên căn cứ vào một số yếu tố để lựa chọn như nhu cầu, khả năng tài chính, tình trạng răng miệng của mình.

Nên trồng răng sứ loại nào tốt nhất là thắc mắc của khá nhiều người muốn phục hình răng
Nên trồng răng sứ loại nào tốt nhất là thắc mắc của khá nhiều người muốn phục hình răng

Trồng răng sứ loại nào tốt nhất sẽ khác nhau với từng đối tượng cụ thể. Một số gợi ý dành cho bạn là:

  • Nếu có tài chính eo hẹp và muốn tiết kiệm chi phí, bạn nên cân nhắc giữa trồng răng sứ kim loại thường và răng sứ kim loại Titan. Đây là đều 2 loại răng sứ có mức giá thấp nhất nhưng vẫn có thể đảm bảo được chức năng ăn nhai và độ bền tương đối tốt.
  • Nếu làm răng sứ thẩm mỹ, tốt nhất nên lựa chọn các loại răng toàn sứ để đảm bảo hiệu quả và độ bền. Trong đó hãy cân nhắc kỹ giữa 3 loại răng toàn sứ với các chất liệu khác nhau là Zirconia, Cercon và Zolid.
  • Trong trường hợp buồng tủy lớn, không thể bọc được loại răng toàn sứ thì giải pháp tối ưu nhất chính là bọc răng sứ kim loại.
  • Nếu muốn lựa chọn vật liệu có độ bền tốt đồng thời không gây ra tình trạng đen viền nướu, bạn hãy chọn ngay loại răng toàn sứ được chế tác bằng công nghệ CAD/CAM. Công nghệ này có thể đảm bảo mão sứ được gắn sát khít với cùi răng thật.

Chú ý: Việc lựa chọn răng sứ phù hợp với tình trạng sức khỏe răng miệng, nhu cầu và khả năng tài chính thật sự không dễ dàng. Do đó, ngoài những ý trong bài viết này, tốt nhất bạn nên trao đổi thêm với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.

Chi phí các loại răng sứ

Ngoài vấn đề nên trồng răng sứ loại nào tốt nhất thì chi phí làm răng sứ cũng là vấn đề rất được bạn đọc quan tâm. Bởi giá thành chính là một trong những yếu tố quan trọng để cân nhắc và lựa chọn được vật liệu phù hợp với nhu cầu. Như đã đề cập, răng sứ kim loại có giá thành thấp hơn hẳn so với loại răng toàn sứ. Ngoài ra, giữa các loại răng sứ cùng nhóm cũng có sự chênh lệch đáng kể về chi phí thực hiện.

Răng sứ toàn sứ có giá thành cao hơn hẳn so với răng sứ kim loại
Răng sứ toàn sứ có giá thành cao hơn hẳn so với răng sứ kim loại

Để chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi trồng răng sứ, bạn nên tham khảo giá thành của các loại răng sứ trên thị trường hiện nay. Cụ thể:

  • Răng sứ kim loại thường: 1 triệu đồng/chiếc.
  • Răng sứ kim loại Titan: 2 – 2.5 triệu đồng/chiếc.
  • Răng toàn sứ Emax: 3 – 4 triệu/chiếc.
  • Răng sứ Zirconia: Có giá khoảng 5 – 5.5 triệu/chiếc.
  • Răng toàn sứ cao cấp Hi-Zirconia: 7 triệu/chiếc.
  • Răng sứ Cercon: 5.5 – 6 triệu đồng/chiếc.
  • Răng toàn sứ Zolid: 7 triệu đồng/chiếc.
  • Các loại răng toàn sứ cao cấp và răng sứ kim loại quý: 8 – 9 triệu đồng/răng.

Chú ý: Chi phí của các loại răng sứ sẽ có sự điều chỉnh theo từng thời điểm và tùy vào từng cơ sở nha khoa, nhất là loại răng sứ được chế tác từ kim loại quý. Do đó để nắm được thông tin chính xác về giá thành thực hiện thì bạn trao đổi với bác sĩ, nhân viên tư vấn của phòng khám hoặc bệnh viện có ý định phục hình răng sứ.

Trên đây là những thông tin chi tiết giúp giải đáp thắc mắc trồng răng sứ loại nào tốt nhất. ViDental Implant hy vọng bài viết này đã mang tới cho bạn đọc kiến thức bổ ích để có thể lựa chọn loại răng sứ phù hợp với nhu cầu và điều kiện tài chính của bản thân.

Thông tin hữu ích

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Implant - Hà Nội: Tầng 3 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 989.518.448

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 989.518.448

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 3 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Implant - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309