Trồng Răng Khi Còn Chân Răng: Hiệu Quả, Phương Pháp, Lưu Ý

Răng bị gãy sẽ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt và hạn chế nghiêm trọng các chức năng ăn nhai của bạn. Vì vậy, nhiều người muốn phục hình răng nhưng không biết trồng răng khi còn chân răng có được không? Theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm hiểu thêm về vấn đề này cũng như những phương pháp được sử dụng để thực hiện.

Có thể trồng răng khi còn chân răng được hay không?

Răng là một bộ phận trên cơ thể con người mà khi bị tổn thương sẽ không thể tự lành. Đặc biệt, những trường hợp răng bị gãy không thể phục hồi lại như ban đầu thì bắt buộc bạn phải thực hiện các thủ thuật nha khoa để trồng lại răng. Vậy nếu trường hợp răng bạn gãy mà vẫn còn chân răng thì có thể trồng răng không?

Trồng răng khi còn chân răng được nhiều khách hàng quan tâm hiện nay
Trồng răng khi còn chân răng được nhiều khách hàng quan tâm hiện nay

Với những mức độ tổn thương khác nhau, chân răng có thể nằm trong cung răng ít hoặc nhiều, dựa vào đó, bác sĩ sẽ chỉ định cách trồng răng sao cho hiệu quả nhất. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến thường gây mất răng:

  • Tai nạn: Trong nhiều trường hợp tai nạn giao thông, té ngã khi sinh hoạt, răng có thể bị gãy hoàn toàn hoặc một phần. 
  • Răng thiếu canxi: Chế độ ăn thiếu canxi có thể làm cho răng yếu và dễ gãy, hoặc răng dễ bị hư hỏng do nguyên nhân thiếu canxi từ khi còn nhỏ.
  • Các bệnh lý răng miệng: Như viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy răng,… nếu không được điều trị kịp thời có thể làm hỏng cấu trúc răng, răng yếu, gãy và có nguy cơ mất răng.

Nhìn chung, việc trồng răng khi còn chân răng vẫn có thể thực hiện. Với những trường hợp còn chân răng nhưng nằm ở sát lợi (chân răng quá ngắn) sẽ cần thực hiện nhổ bỏ để trồng Implant hoặc làm cầu răng sứ. Tuy nhiên để đảm bảo bạn cần thăm khám bác sĩ nha khoa để được tư vấn và lựa chọn phương án trồng răng phù hợp nhất tùy thuộc vào tình trạng mất, gãy răng của mình.

Các phương pháp sử dụng để trồng răng khi còn chân răng

Để thực hiện quy trình trồng răng bằng chân răng, nha sĩ sẽ thăm khám, phân loại và quyết định tùy theo tình trạng chân răng còn lại có độ dài bao nhiêu, từ đó đưa ra phương pháp trồng răng phù hợp nhất. Thông thường có 5 phương pháp để trồng răng khi còn chân răng: Trám răng, bọc răng sứ, làm cầu răng sứ, làm hàm giả tháo lắp và cấy ghép Implant.

Thông tin tổng hợp toàn bộ chi phí trồng răng trọn gói dành cho các cô chú, anh chị đang quan tâm.

1. Trám răng

Khi răng bị gãy chưa hoàn toàn, phần lớn chân răng vẫn còn thì bác sĩ có thể chỉ định phương án trám răng. Thủ thuật này được thực hiện nếu chiếc răng vỡ chưa làm hư hỏng đến tủy răng. Bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật trám răng từ các vật liệu nha khoa có thành phần đặc biệt. Miếng trám sẽ được tính toán để có màu sắc giống như màu răng gốc của bệnh nhân và chỉ được thực hiện trên chiếc răng đã mất.

Trám răng được sử dụng khi chân răng còn dài, cùi răng ít tổn thương
Trám răng được sử dụng khi chân răng còn dài, cùi răng ít tổn thương

Trám răng là một kỹ thuật khá đơn giản trong nha khoa nên quá trình thực hiện sẽ diễn ra tương đối nhanh chóng. Chỉ mất từ ​​15 đến 20 phút cho mỗi chiếc răng là bạn đã có thể lấy lại được chiếc răng như ban đầu. Tuy nhiên, vật liệu sử dụng để trám răng hiện nay chỉ có thể đạt được độ bền tối ưu trên răng từ 3 – 5 năm và chúng thường không chịu được lực mài mòn cao.

2. Bọc răng sứ

Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến trong trường hợp trồng răng khi chân răng chưa bị tổn thương nhiều do tính thẩm mỹ cao và độ bền có thể lên đến 20 năm. Chính xác hơn, phương pháp này là sự lựa chọn tốt nhất cho tình trạng chân răng vẫn còn nhưng phải điều trị lấy tủy răng, giúp duy trì quá trình điều trị tủy răng hàm lâu dài.

Khi thực hiện bọc răng sứ bác sĩ có thể sẽ mài cùi răng nhưng bạn không phải lo lắng, vì bác sĩ sẽ tính toán chính xác tỉ lệ mài chính xác nhất không làm tổn hại đến cấu trúc răng và ăn khớp với răng sứ. Thông thường, mài cùi răng sứ không nên thực hiện quá 2mm trở lên, thời gian phục hồi cũng rất nhanh chỉ khoảng 2 ngày để hoàn thành quy trình bọc răng sứ.

3. Làm cầu răng sứ

Nếu chân răng còn rất ngắn, nằm sát nướu thì không thể thực hiện 2 phương pháp trám và bọc răng sứ được. Khi đó, bắc cầu răng sứ là một phương pháp được lựa chọn để điều trị Nhưng trước hết, bác sĩ phải nhổ bỏ phần chân răng còn sót lại.

Phương pháp này cũng tạo ra mão răng sứ, nhưng nó không giống như phương pháp bọc răng sứ đã nói trước đây. Lúc này chân răng đã bị tiêu đi nên không còn cùi răng để làm trụ đỡ bọc răng sứ, bác sĩ tiến hành mài nhỏ 2 răng bên cạnh để tạo ra 2 chiếc trụ sẽ làm điểm neo cho cầu răng sứ để thay thế chiếc răng bị mất.

Với cầu răng sứ, bạn có thể được khôi phục lại hàm răng trắng sáng, thẳng hàng mà không phải lo lắng về độ giòn và độ bền của nó. Tuy nhiên, phương pháp này có một nhược điểm lớn là sau một thời gian sử dụng, xương hàm sẽ tiêu biến khiến cho nướu bị co rút lại và làm khuôn mặt bị biến dạng. 

Làm cầu răng sứ cần nhổ bỏ chân răng và mài các răng xung quanh
Làm cầu răng sứ cần nhổ bỏ chân răng và mài các răng xung quanh

Nên nhớ quy trình làm cầu răng sứ chỉ được thực hiện nếu 2 răng bên cạnh còn khỏe mạnh, răng bạn không bị viêm, đau, đặc biệt nếu bạn bị mất nhiều răng thì không thể làm cầu răng sứ được nữa.

4. Làm hàm giả tháo lắp

Hàm giả tháo lắp là một trong những kỹ thuật điều trị tình trạng mất răng lâu đời nhất. Thông thường, thủ thuật này thích hợp để điều trị răng mất cho người cao tuổi. Sử dụng kỹ thuật trồng răng tháo lắp, một phục hình tương tự như răng tự nhiên sẽ được thực hiện riêng cho từng bệnh nhân. Bệnh nhân cần nhổ phần chân răng còn sót lại, sau đó chỉ cần đặt hàm vào miệng và sử dụng.

Quy trình trồng răng giả tháo lắp khá linh hoạt, bệnh nhân có thể tháo lắp và vệ sinh răng miệng hàng ngày để khoang miệng luôn thơm tho, sạch sẽ. Tuy nhiên, phần răng bị nhổ có thể gây cảm giác ê buốt, khó chịu, và khả năng chịu lực sẽ không tốt như răng như bình thường. Ngoài ra, phương pháp này cũng không giúp giảm các bệnh lý răng miệng và có thể gây ra tiêu xương hàm nếu sử dụng lâu dài.

5. Cấy ghép Implant

Đây là phương pháp phục hình răng mới nhất hiện nay, hoàn toàn giải quyết được vấn đề mất răng cần nhổ cả chân răng mà không gây ra tình trạng tiêu xương hàm như bắc cầu răng sứ. Khi thực hiện trồng răng, bác sĩ sẽ tiến hành cấy trực tiếp trụ implant vào xương hàm để thay thế chân răng đã mất, sau đó gắn khớp trụ và cuối cùng là bọc mão sứ lên trên. Với một loại răng sứ có cấu tạo giống như răng thật nên đảm bảo tính thẩm mỹ và ăn nhai của răng. 

Ngoài ra, tuổi thọ của răng Implant sẽ lâu hơn rất nhiều so với làm cầu răng sứ, một số trường hợp có thể sử dụng suốt đời. Thủ thuật này có thể phục hồi một răng, nhiều cung răng hoặc thậm chí toàn bộ răng mà vẫn duy trì được đặc tính và độ chắc khỏe của nó.

Xem thêm

Cấy ghép Implant là phương án điều trị mất răng tiên tiến nhất hiện nay
Cấy ghép Implant là phương án điều trị mất răng tiên tiến nhất hiện nay

Tuy nhiên, kỹ thuật này khá phức tạp nên đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao và kèm theo đó là công nghệ nha khoa hiện đại. Chính vì vậy bạn cần lựa chọn địa chỉ trồng răng uy tín để việc thay răng được an toàn và hiệu quả.

Những lưu ý khi bị mất răng

Bên cạnh phương pháp trồng răng, để đảm bảo việc điều trị hiệu quả và thành công nhất, hãy lưu ý một số điểm sau khi gặp phải tình trạng gãy, mất răng.

1. Không để tình trạng mất răng kéo dài mà không điều trị

Đối với bất kỳ bệnh nào, càng để lâu, tổn thương càng nặng, việc chẩn đoán và điều trị càng khó khăn và tốn kém, mất răng cũng không ngoại lệ. Mặt khác, tình trạng bệnh càng kéo dài thì chất lượng cuộc sống và sức khỏe của bạn càng giảm sút. 

Vì vậy, cần chú ý không để mất răng lâu ngày sẽ khiến cho việc cấy ghép và phục hình răng trở nên phức tạp và tốn kém hơn. Tất cả những gì bạn cần làm là đi khám càng sớm càng tốt.

2. Làm sạch các răng bị mất hàng ngày

Mất răng có thể gây ra các lỗ lớn trên răng. Đây là nơi sinh sôi tiềm ẩn của vi khuẩn gây sâu răng có thể làm hỏng những chiếc răng còn lại. Chính vì vậy, hãy làm sạch răng miệng thật kỹ càng thì gặp phải tình trạng mất răng bằng cách chải răng cùng bàn chải mềm 2 lần/ngày, súc miệng sau mỗi lần ăn uống và kiểm tra vị trí răng bị gãy, mất thường xuyên.

3. Lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín để trồng răng khi còn chân răng

Phòng khám nha khoa và bác sĩ điều trị có trình độ, chuyên môn cao cũng như hệ thống thiết bị tốt có thể giúp đánh giá chuyên sâu về tình trạng mất răng của bệnh nhân cũng như có phương án điều trị tối ưu cho bạn. Vì vậy, đừng mạo hiểm tìm đến những phòng khám nhỏ lẻ giá rẻ để thực hiện trám răng ngay sau khi bị gãy mà cần thăm khám cẩn thận để có thể phục hình răng an toàn, hiệu quả và đạt được tuổi thọ răng cao nhất.

Trên đây là những thông tin về vấn đề trồng răng khi còn chân răng có được không cũng như các phương án phục hình tốt cho tình trạng này. Hãy thăm khám sớm nhất có thể khi gãy, mất răng để được điều trị nhanh chóng, hiệu quả, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe lâu dài.

Đọc ngay: Trồng Răng Sứ Không Có Chân Răng: Phương Pháp Và Chi Phí

Tham khảo

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Implant - Hà Nội: Tầng 3 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 989.518.448

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 989.518.448

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 3 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Implant - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0989.518.448