Sâu răng có mủ cảnh báo điều gì? Giải pháp trị vĩnh viễn sâu răng có mủ

Sâu răng có mủ là tình trạng bệnh lý răng miệng khá nguy hiểm và gây đau đớn cho người bệnh. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp nguyên nhân, triệu chứng và các giải pháp hiệu quả nhất chữa răng sâu có mủ.

Sâu răng có mủ là gì?

Sâu răng chia thành nhiều mức độ, giai đoạn khác nhau. Sâu răng có mủ là một trong những mức độ khá nghiêm trọng của sâu răng. Vậy về bản chất, sâu răng sưng lợi có mủ cần lưu ý điều gì?

Sâu răng có mủ là bệnh lý sâu răng ở giai đoạn vi khuẩn có hại đã xâm nhập qua lớp ngà sâu của răng, vào đến tủy răng. Điều này do ảnh hưởng giai đoạn sâu men răng đã không được điều trị kịp thời và đúng cách. Đây là tình trạng sâu răng nặng, dễ phát sinh các biến nghiêm trọng. Ở giai đoạn này, bệnh nhân bắt buộc phải tiếp nhận điều trị bằng thuốc đặc trị hoặc các thủ thuật nội nha điều trị sâu. Tùy thuộc vào mức độ diễn biến của sâu răng có mủ mà bác sĩ sẽ quyết định hướng điều trị.

Đây là bệnh lý sâu răng ở giai đoạn vi khuẩn có hại đã xâm nhập qua lớp ngà sâu của răng
Đây là bệnh lý sâu răng ở giai đoạn vi khuẩn có hại đã xâm nhập qua lớp ngà sâu của răng

Răng sâu bị mưng mủ có nguy hiểm không?

Giai đoạn sâu men răng khá dễ xử lý bằng những biện pháp đơn giản nhưng nhiều người lại chủ quan với điều này. Khi vi khuẩn có hại xâm nhập sâu vào tủy hình thành các túi mủ ở phần chân răng sâu. Tình trạng đau răng có mủ này sẽ phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tổn thương răng xung quanh

Răng sâu bị mưng mủ là diễn biến rất nghiêm trọng của tình trạng sâu răng. Lúc này các hại khuẩn sẽ tấn công mạnh mẽ và nhanh hơn các giai đoạn đầu. Do đó, tốc độ sâu răng lan rộng nhanh chóng và điều này ảnh hưởng đến các răng, mô nướu xung quanh răng sâu có mủ.

Viêm nha chu

Đây là tình trạng bệnh lý răng miệng khá phổ biến và ở mức độ khá nghiêm trọng. Tình trạng răng sâu có mủ xảy ra khi vi khuẩn đã xâm nhập vào sâu bên trong tủy răng và tấn công vào các mô nướu.

Tiếp tục kéo dài tình trạng này, hại khuẩn sẽ xâm nhập đến gai lợi, dây chằng  và xương bao quanh. Điều này gây ra viêm nha chu – tình trạng toàn bộ tổ chức xương răng bị nhiễm trùng. Những biểu hiện ban đầu của viêm nha chu dễ nhận biết nhất là tụ nhiều mủ, hôi miệng, đau nhức răng và chảy máu chân răng.

Áp xe răng

Áp xe răng là tình trạng biến chứng nặng do sâu răng có mủ không được điều trị kịp thời, hại khuẩn xâm nhập sâu vào tủy răng. Lúc này, tủy răng chứa dịch lỏng hoàn toàn nên khả năng viêm nhiễm lan rộng nhanh chóng.

Áp xe chân răng sẽ hình thành ổ mủ ở vùng chân răng gây sưng, đau nhức, hôi miệng và viêm mô nướu xung quanh.

Áp xe răng là tình trạng biến chứng nặng do sâu răng có mủ không được điều trị kịp thời
Áp xe răng là tình trạng biến chứng nặng do sâu răng có mủ không được điều trị kịp thời

Mất răng vĩnh viễn

Sâu răng chỉ gây tổn thương phần chân răng, hiếm trường hợp bị mất răng, gãy răng. Trong điều trị sâu răng tại nha khoa, rất ít ca bệnh xử lý nhổ răng. Vì bảo tồn răng là nguyên tắc hàng đầu mà các bác sĩ cần phải làm.

Tuy nhiên khi sâu răng diễn biến quá nặng, vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng và toàn bộ cấu trúc xung quanh – viêm nha chu làm tổn thương nghiêm trọng. Khi đó chân răng dần lỏng lẻo, dễ lung lay và có nguy cơ mất răng vĩnh viễn.

Bên cạnh những mối nguy cơ ở trên, sâu răng sưng lợi có mủ còn mang lại rất nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Những cơn đau do tụ mủ kéo dài khiến việc ăn uống khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đồng thời, tình trạng hôi miệng cũng khiến người bệnh mất tự tin trong hoạt động giao tiếp.

Nguyên nhân gây sâu răng có mủ

Sâu răng là tình trạng răng miệng phổ biến ở mọi lứa tuổi. Và nếu không được điều trị kịp thời sẽ tiến triển thành răng sâu có mủ. Tình trạng này xuất phát từ những nguyên nhân chính sau đây:

Không điều trị sâu răng sưng lợi kịp thời

Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sâu răng sưng lợi có mủ là không được điều trị sâu răng khi còn đang ở giai đoạn đầu. Dẫn đến tình trạng tiến triển nặng, vi khuẩn có cơ hội xâm nhập tủy gây nhiễm trùng. Khi đó hình thành các túi mủ ở chân răng gây cảm giác đau nhức, hôi miệng và chảy máu chân răng.

Vệ sinh răng miệng kém

Vệ sinh răng miệng kém là lý do dẫn đến tình trạng sâu răng. Quá trình này phát sinh do nguyên nhân trực tiếp là vi khuẩn Streptococcus Mutans hủy khoáng, bào mòn lớp men răng. Ở trọng thái bình thường, vi khuẩn này thường trú ngụ trong khoang miệng với một lượng nhất định.

Tuy nhiên vệ sinh răng miệng không đúng cách tạo ra nhiều mảng bám là điều kiện cho những vi khuẩn có môi trường để hoạt động mạnh mẽ. Theo thời gian, những mảng bám này sẽ phát triển thành cao răng và rất khó có thể loại bỏ nếu chỉ đánh răng thông thường.

Muốn loại bỏ phải tiến hành cạo vôi răng ở phòng khám nha khoa. Nếu không loại bỏ kịp thời, vi khuẩn sẽ tấn công lên lớp men răng, ngà răng và lan sâu vào tủy. Từ đó biến chứng thành răng sâu bị mưng mủ.

Vệ sinh răng miệng kém cũng gây ra tình trạng đau răng có mủ
Vệ sinh răng miệng kém cũng gây ra tình trạng đau răng có mủ

Tiêu thụ nhiều đường

Thức ăn nhiều đường sẽ làm thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn tấn công lên lớp men răng mạnh mẽ. Do đó, việc tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, đồ uống có gas,…. góp phần vào quá trình tiến triển thành sâu răng có mủ.

Khô miệng

Khô miệng thường xuất phát từ thói quen thở bằng miệng khi ngủ hoặc do những tác dụng phụ của một số loại thuốc, lão hóa. Khô miệng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng sâu răng. Việc giảm thể tích nước bọt làm thay đổi môi trường kiềm trong khoang miệng thành môi trường axit. Do đó, tạo điều kiện phân hủy đường tạo axit để bào mòn men răng.

Xem thêm: Sâu răng ăn vào tủy: Những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết sâu răng có mủ

Dấu hiệu răng sâu có mủ sẽ là biểu hiện rõ ràng hơn giai đoạn sâu men răng. Do đã tiến triển nặng nên dấu hiệu không chỉ dừng lại ở việc xuất hiện nhiều lỗ đen li ti. Các triệu chứng của sâu răng bị mưng mủ có mức độ nghiêm trọng hơn.

Sưng lợi kèm mủ

Sưng lợi kèm mủ là dấu hiệu của tình trạng răng sâu có mủ. Vi khuẩn Streptococcus mutans xâm nhập vào tủy răng gây tổn thương, viêm lợi. Hiện tượng viêm, nhiễm trùng lợi kéo dài gây sưng tấy và đau đớn, phù nề, ứ mủ. Khi chạm nhẹ vào bạn có thể nhận thấy phần lợi ở chân răng sâu có mủ mềm hơn bình thường, không sưng, vùng nướu còn chuyển màu đỏ tươi chứ không đỏ sậm và đỏ hồng.

Đồng thời, bạn có thể quan sát kỹ thấy chân răng có vẻ dài ra hơn do lợi bị tụt ngày càng nhiều. Kẽ hở ở răng ngày càng lớn, thậm chí nhìn được tủy ở bên trong. Những lỗ hổng ở răng ứ đọng nhiều mủ, thậm chí khi dùng tay ấn vào mủ sẽ chảy ra ngoài. Mù có màu trắng hoặc hơi ngả vàng, có mùi khó chịu.

Ngoài ra, ở một số trường hợp nặng, đau răng có mủ đi kèm với tình trạng người bệnh bị sốt cao, mất ngủ trầm trọng,…

Hôi miệng

Hôi miệng là dấu hiệu sâu răng sưng lợi có mủ dễ nhận biết. Tình trạng tích tụ mủ lâu dài trong khoang chân răng gây ra mùi hôi khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn càng xâm nhập và tích tụ ổ mủ càng nhiều, tình trạng hôi miệng nặng cũng gia tăng.

Xem thêm về Nguyên nhân và Cách điều trị Sâu Răng Hôi Miệng

Hôi miệng cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này
Hôi miệng cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này

Răng đau nhức

Ở giai đoạn sâu răng đầu tiên, bạn sẽ không cảm nhận rõ ràng được những cơn đau vì vậy mà tâm lý chủ quan, không điều trị sớm. Ê buốt, khó chịu là một trong những triệu chứng rõ ràng nhất ở giai đoạn răng sâu có mủ. Thậm chí khi tác động ngoại lực nhẹ cũng có thể gây ra những cơn đau kéo dài. Tình trạng chảy máu chân răng cũng thường xuyên hơn khi chải răng hoặc trong quá trình nhai, cắn thức ăn. Răng cũng nhạy cảm hơn khi ăn thức hơn quá cay hoặc quá mặn.

Giải pháp trị sâu răng có mủ

Sâu răng kèm dấu hiệu sưng lợi có mủ chứng tỏ tình trạng răng đang tổn thương rất nặng. Nếu không có giải pháp sẽ khiến răng bị tổn thương nghiêm trọng hơn, có khả năng mất răng vĩnh viễn. Ngay từ khi phát hiện ra các dấu hiệu răng sâu bị mưng mủ cần phải tham khảo ngay những giải pháp điều trị an toàn và hiệu quả.

Mẹo dân gian trị sâu răng có mủ hiệu quả

Trong quá trình điều trị sâu răng sưng lợi có mủ, không tránh khỏi được những cảm giác đau đớn do vi khuẩn phá hủy tủy răng. Để hạn chế được tối đa những cơn đau này, bạn nên tham khảo một số mẹo dân gian được tin dùng để giảm đau nhanh, chữa sâu răng có mủ hiệu quả.

Kết hợp gừng và hoa cúc vàng để điều trị sâu răng sưng lợi có mủ

Gừng và hoa cũng đều là 2 nguyên liệu từ thiên nhiên rất quen thuộc nhưng có tính sát trùng, kháng viêm hiệu quả. Đặc biệt hoa cúc có tính mát giúp giải độc, thanh lọc cơ thể. Vì thế khi kết hợp để chữa bệnh sâu răng có mủ sẽ tận dụng được ưu điểm này của cả 2 loại nguyên liệu, khả năng diệt các hại khuẩn mạnh hơn. Kiên trì thực hiện mẹo này sẽ giúp khoang miệng được sát trùng, giảm các cơn đau và túi mủ nhanh xẹp.

Nguyên liệu:

  • 2 – 3 bông hoa cúc và 1 củ gừng
  • Tăm bông dùng trong y tế

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch hoa cúc và gừng rồi cắt nhỏ, trộn lẫn đem giã nhuyễn (có thể thêm chút nước lọc)
  • Vắt lấy nước cốt
  • Dùng tăm bông thấm vào nước cốt vừa thu được chấm lên vết sâu răng có mủ

Bạn chỉ cần thực hiện liên tục từ 2 – 3 lần mỗi ngày trong tuần sẽ giảm đau đáng kể. nếu kiên trì, nướu răng dẫn xẹp và mủ chân răng cũng hết dần.

Lưu ý: Một số người thường trực tiếp ăn gừng để sát khuẩn chân răng nhưng gừng lại có tính nóng và sẽ gây nguy hiểm cho răng.

Kết hợp muối và kinh giới chữa sâu răng sưng lợi có mủ

Đây là 2 nguyên liệu rất quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Với đặc tính sát khuẩn mạnh nên được dùng để tiêu diệt hại khuẩn gây sâu răng sưng lợi có mủ.

Nguyên liệu:

  • 1 nắm rau kinh giới và 1 thìa muối
  • Nước sạch

Cách thực hiện:

  • Rửa rau thật sạch
  • Cho kinh giới và muối cùng đun sôi và để nguội
  • Dung dịch thu được dùng để súc miệng hàng ngày

Bạn cần thực hiện việc súc miệng 2 -3 lần/ngày để giảm nhanh các cơn đau. Không chỉ điều trị được sâu răng có mủ, đây cũng là cách chữa viêm lợi, ngừa hôi miệng khá hiệu quả. Do đó, nên kiên trì bạn sẽ khắc phục được hơi thở có mùi triệt để.

Mật ong chữa răng sâu có mủ 

Mật ong được biết đến không chỉ là nguyên liệu làm đẹp mà còn kháng khuẩn cực mạnh. Do đó, có thể dùng để làm xẹp túi mủ xung quanh chân răng, hạn chế đau đớn. Phương pháp này đảm bảo an toàn nên bạn có thể yên tâm thực hiện ngay tại nhà để chữa răng sâu có mủ triệt để.

Cách thực hiện: Bạn chỉ cần sử dụng tăm bông sạch thấm vào mật ong rồi chấm vào phần vết răng sâu bị mưng mủ. Sau khoảng 15 phút rồi súc miệng bằng nước sạch, vệ sinh răng miệng đúng cách. Phương pháp này nên được áp dụng trong 1 tuần, thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày để các cơn đau được thuyên giảm nhanh chóng.

Lưu ý: Muốn được hiệu quả cao, điều quan trọng là ở chất lượng mật ong. Nên khi chọn cách chữa này bạn nên tham khảo địa điểm bán mật ong uy tín, không pha lẫn đường. Vì nếu mật ong pha lẫn quá nhiều đường sẽ khiến cho vi khuẩn tích tụ nhiều hơn để phân hủy đường thanh axit làm bào mòn men răng. Như vậy tình trạng sâu răng sẽ diễn biến ngày càng nghiêm trọng.

Chữa sâu răng có mủ bằng thuốc

Răng sâu bị mưng mủ là tình trạng biến chứng nghiêm trọng khi không điều trị sâu răng từ giai đoạn sớm. Do đó, nếu chỉ điều trị bằng phương thức dân gian có thể không dứt điểm được nguồn bệnh. Một giải pháp hiệu quả để bạn có thể lựa chọn là điều trị bằng thuốc. Lúc này, các bác sĩ sẽ thăm khám về kê toa đơn thuốc giảm đau và kháng sinh để kiểm soát được mức độ nhiễm trùng. Tham khảo ngay những danh mục thuốc đã được kiểm chứng sau đây:

Thuốc giảm đau nhức răng 

Đây là một trong những danh mục thuốc rất cần thiết đối với bệnh nhân bị răng sau có mủ. Vì tình trạng viêm nhiễm kéo dài gây ra những cơn đau và ê buốt liên tục. Những cơn đau không được khắc phục có thể dẫn đến sốt cao, sưng hạch,…

Trong trường hợp, răng sâu bị mưng mủ, các bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn 2 loại thuốc giảm đau là Diclofenac và Paracetamol. 2 loại thuốc này giúp giảm đau nhanh chóng nhưng theo quy định chỉ được sử dụng từ 3 – 5 ngày. Tùy theo tình trạng răng sâu có mủ bạn sẽ được chỉ định liều lượng thích hợp.

Cần lưu ý:

  • Dùng thuốc đúng liều lượng và hướng dẫn của các bác sĩ
  • Phụ đang mang thai và cho con bú nên thận trọng khi sử dụng vì thuốc có thể lưu thông qua sữa và em bé.
  • Không nên lạm dụng quá nhiều thuốc giảm đau để điều trị sâu răng sưng lợi có mủ. Khi đó bạn không nắm rõ được các triệu chứng, tình trạng này sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng. Sau đó ngày chỉ định được dùng thuốc giảm đau nếu tình trạng không thuyên giảm cần phải tới ngay bệnh viện để được điều trị.

Thuốc kháng sinh

Bên cạnh việc khắc phục những cơn đau, sử dụng thuốc đặc trị sâu răng có mủ là quan trọng nhất. Dùng thuốc kháng sinh (dạng gel hoặc dạng uống) sẽ giúp kiểm soát được việc tích tụ mủ ở mô nướu. Một số loại kháng sinh bạn nên tham khảo:

  • Carbazochrome: Giúp tăng độ bền chắc và tính đàn hồi của hệ thống thành mạch trong khoang miệng. Tác dụng này nhằm ngăn ngừa tình trạng bị tụt lợi diễn ra nhanh chóng.
  • Lysozyme: Loại kháng sinh đặc trị chữa viêm nha chu, chữa lành tổn thương cấu trúc bao quanh răng.
  • Doxycycline, Metronidazol, Tetracyclin: Đây là những loại thuốc kháng sinh cơ bản nhất để điều trị răng sâu có mủ, đảm bảo an toàn khi điều trị. Tác dụng chính là kháng viêm, ngừa nhiễm trùng và giảm đau do sưng tấy lợi.

Thuốc tái khoáng răng miệng (Fluoride) 

Quá trình điều trị sâu răng sưng lợi có mủ cần đi đôi với việc tái khoáng răng miệng. Nếu không bù đắp khoáng, tình trạng sâu răng rất dễ bị tái phát trở lại. Cách đơn giản mà hiệu quả nhất là bổ sung fluor để bù đắp lại nguồn khoáng răng đã mất đi. Việc này giúp phục hồi các lỗ sâu răng li ti hình thành trên bề mặt răng do tổn thương bởi các vi khuẩn.

Bên cạnh quá trình điều trị răng sâu có mủ, bạn nên nhớ thường xuyên súc miệng bằng loại nước có chứa các khoáng chất fluoride, calcium, phosphate,…. Thói quen này kết hợp cùng việc dùng thuốc điều trị sẽ ngăn ngừa sưng, giảm tình trạng ê buốt răng nhanh.

Điều trị sâu răng có mủ tại nha khoa chuyên sâu

Việc dùng thuốc có thể là bước đầu kiểm soát được tình trạng nhiễm trùng chân răng, hỗ trợ làm tiêu túi mủ. Tuy nhiên vẫn chưa phải là giải pháp thực sự có thể loại bỏ hoàn toàn được túi mủ. Hơn nữa, việc sử dụng thuốc giảm đau và kháng sinh để điều trị chỉ được dùng từ 3 – 7 ngày. Do đó, nếu cơn đau không tiêu giảm, túi mủ vẫn lan rộng bạn cần phải đến ngay nha khoa để được thăm khám và chụp X-ray xác định được mức độ tổn thương để điều trị chuyên sâu.

Trám răng 

Phương pháp này chỉ nên áp dụng trong môi trường sâu răng sưng lợi có mủ mới bắt đầu gây tổn thương ở lớp ngà răng và mô lợi. Các bác sĩ sẽ loại bỏ phần sâu răng và làm sạch hoàn toàn. Nếu chân răng đã xuất hiện túi mủ cần thực hiện công đoạn trám lỗ hổng trên răng bằng nhựa composite. Phương pháp này vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và ngăn chặn hiệu quả của việc vi khuẩn và axit có hại tấn công lớp men răng.

Rạch trích mủ

Trường hợp ổ mủ trong chân răng quá lớn sẽ không thể loại bỏ bằng tia laser hoặc sóng siêu âm. Ổ mủ bị vỡ gây nhiễm khuẩn tủy răng, viêm nướu, viêm nha chu và tăng nguy cơ gây ra nhiễm trùng máu. Để ngăn ngừa, các nha sĩ sử dụng kỹ thuật trích lưu dẫn mủ để điều trị sâu răng có mủ, nha sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở phần lợi ngay vị trí chân răng bị sâu để trích mủ ra ngoài. Sau đó làm sạch khu vực bị viêm nhiễm để tránh lây lan sang các tổ chức của răng khác.

Rút tủy răng (điều trị nội nha chuyên sâu) 

Trong trường hợp sâu răng ăn sâu vào tủy, có nguy cơ hoại tử cao, cần điều trị nội nha chuyên sâu (rút tủy răng). Nếu không xử lý kịp thời, hại khuẩn sẽ xâm nhập mô nướu, gây viêm nha chu phá hủy các phần thành mạch khoang miệng. Khi đó gia tăng nguy cơ mất răng hoàn toàn.

Tủy răng là phần mềm ở sâu bên trong răng, có nhiều mô, dây thần kinh và các mạch máu. Nha sĩ thực hiện bằng cách khoan một lỗ nhỏ trên răng để loại bỏ dây thần kinh, rút hết phần tủy bị nhiễm trùng. Sau đó làm sạch khoang răng, trám bít lỗ hổng khoang tủy bằng vật liệu nha khoa.

Phương pháp này nhằm bảo tồn được chân răng và loại bỏ hoàn toàn nguồn gây bệnh sâu răng sưng lợi có mủ. Tuy nhiên, tủy răng vừa có chức năng dẫn truyền các xung thần kinh vừa nuôi dưỡng chân răng, giúp răng vững chắc. Việc loại bỏ tủy để điều trị răng sâu sưng lợi có mủ để lại một hệ quả là răng giòn, dễ tổn thương, dễ gãy khi xảy ra tác động ngoại lực mạnh. Do đó bạn nhất định cần chăm sóc sức khỏe răng miệng thật thận trọng.

Phương pháp này nhằm bảo tồn được chân răng và loại bỏ hoàn toàn nguồn gây bệnh
Phương pháp này nhằm bảo tồn được chân răng và loại bỏ hoàn toàn nguồn gây bệnh

Bọc răng

Sau khi trám răng hoặc rút tủy gây ra tình trạng suy yếu của răng. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về giải pháp bọc răng. Điều này bảo vệ răng khỏi bị biến dạng hay suy yếu. Mặt khác, sâu răng sưng lợi có thể khiến răng có nguy cơ sứt mẻ, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt. Lúc này, việc bọc răng vừa giảm áp lực lên chân răng để bảo vệ răng vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, phục hồi khả năng nhai như bình thường.

Có nhiều chất liệu nha khoa để chế tạo mão bọc răng như kim loại, nhựa nha khoa, sứ,… Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn sứ vì có màu gần trùng với màu răng, vừa đảm bảo thẩm mỹ vừa bền vững.

Lưu ý: Trước khi bọc mão cho răng cần chắc chắn răng được mài cẩn thận, tránh bị cộm gây kích thích vào mô nướu. Đây là nguyên nhân khởi phát của bệnh viêm lợi.

Nhổ răng

Trong trường hợp răng sâu sưng lợi có mủ quá nguy hại, khó khắc phục được bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn nhổ bỏ hoàn toàn răng. Đây cũng là giải pháp cuối cùng để điều trị sâu răng sưng lợi có mủ. Biện pháp này chỉ được chỉ định khi răng sâu có mủ quá nặng, không thể phục hồi bằng các phương pháp nha khoa chuyên sâu khác.

Một trường hợp khác, khi răng sâu có mủ ở vị trí răng số 8 (răng khôn) thì cách điều trị chỉ có thể là nhổ bỏ hoàn toàn răng. Giải pháp này là cần thiết để kiểm soát hại khuẩn không lây lan sang mô nướu và các răng lân cận khác. Sau khi nhổ răng, bác sĩ tiến hành làm sạch sâu khu vực khoang răng bị viêm nhiễm. Nếu vị trí răng ảnh hưởng đến thẩm mỹ hoặc gây nhiều khó khăn trong vấn đề ăn uống, bạn có thể được đề nghị làm cầu răng hoặc trồng răng Implant.

Biện pháp chăm sóc răng sâu có mủ

Do sâu răng sưng lợi là giai đoạn sâu răng nặng nên cần rất nhiều thời gian để điều trị. Để hạn chế những cơn đau hàm, nổi hạch và sốt nhẹ bạn nên chú ý một số biện pháp chăm sóc răng miệng để điều trị đau răng có mủ một cách khoa học nhất.

Chườm đá

Sưng lợi,  đau đớn là những triệu chứng thường gặp ở người răng sâu bị mưng mủ. Để khắc phục được tình trạng này bạn hãy sử dụng biện pháp chườm đá lạnh bọc trong khăn vải sạch hoặc túi chườm và chườm lên vùng má bị sưng lợi khoảng 10 – 15 phút.

Nhiệt độ lạnh có tác dụng làm co mạch máu và giảm sự tuần hoàn của máu truyền về mô nướu. Nhờ đó mà tình trạng sưng, phù nề được thuyên giảm đáng kể, hạn chế sưng đau.

Mặc khác, đá lạnh cũng khiến cho các dây thần kinh ở mô nướu bị tê tạm thời, gián đoạn việc dẫn truyền tín hiệu đau về bộ não. Nhờ đó bạn không thể cảm nhận được cảm giác đau, ê buốt trong khoảng thời gian nhất định. Phương pháp này an toàn và bạn có thể áp dụng ngay khi cảm nhận được các dấu hiệu đau đầu tiên do triệu chứng của bệnh răng sâu bị mưng mủ.

Súc miệng nước muối

Trong thành phần nước muối có tính sát trùng mạnh, có thể làm giảm sưng vùng mô nướu và giảm cảm giác bị đau đớn, ê buốt. Đồng thời, nước muối còn có tác dụng làm ngăn chặn sự xâm hại của vi khuẩn lan rộng, làm cho tổn thương vùng mô nướu và các răng lân cận khác.

Do đó, bạn nên hạn chế việc súc miệng với nước muối ấm 2 – 3 lần/ngày để có thể duy trì được thói quen tốt sau khi điều trị triệt để tình trạng sâu răng có mủ.

Thay đổi chế độ ăn

Chế độ ăn uống cũng tác động đáng kể vào hiệu quả điều trị răng sâu bị mưng mủ. Các nha sĩ khuyến cáo người bệnh bị sâu răng nên uống thật nhiều nước để có thể duy trì được thể tích nước bọt có trong khoang miệng. Điều này giúp cho hạn chế sự bùng phát của các vi khuẩn có hại cho răng.

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh những món ăn quá dai, cứng và nhiều axit để tránh làm tổn hại cho men răng. Bên cạnh đó cần bổ sung những loại thực phẩm sau để có thể điều trị răng sâu có mủ hiệu quả, cụ thể như sau:

  • Ăn tỏi: Đây là loại thực phẩm được nhiều người khuyên dùng vì trong tỏi có tính sát khuẩn, kháng viêm và điều trị sâu răng hiệu quả.
  • Cá béo giàu omega-3: Trong các loại cá béo này không chỉ giúp kháng viêm mà còn giảm tình trạng phù nề, lan rộng cung cấp nguồn đạm dồi dào để chữa lành những tổn thương ở lợi.
  • Rau củ quả có màu xanh: Việc bổ sung những loại rau củ quả để điều trị sâu răng có mủ là điều rất cần thiết. Bởi trong thực phẩm này có chứa nhiều vitamin có thể giảm được những triệu chứng khó chịu và phòng ngừa viêm nhiễm triệt để

Điều trị sâu răng có mủ ở đâu?

Trong trường hợp, người bệnh bị sâu răng sưng lợi có mủ nặng và không thể sử dụng những phương thức dân gian hay thuốc kháng sinh, giảm đau thì việc tìm hiểu những bệnh viện và cơ sở nha khoa để được thăm khám kịp thời là điều cần thiết.

Dưới đây là một số phòng khám và bệnh viện mà bạn có thể điều trị răng sâu bị mưng mủ:

Nha khoa Paris Hà Nội

Thành lập năm 2014, đến nay nha khoa Paris đã và đang hướng tới trở thành trung tâm nha khoa hàng đầu theo tiêu chuẩn Pháp tại Việt Nam.

Dịch vụ: Hệ thống máy móc, trang thiết bị tại Nha khoa Paris được nhập khẩu trực tiếp từ những cơ sở sản xuất thiết bị y khoa uy tín hàng đầu thế giới. Đặc biệt, để đảm bảo sự an toàn, tránh lây nhiễm cho khách hàng, Nha khoa Paris rất chú trọng vào vấn đề vệ sinh và vô trùng.

Bác sĩ: Đội ngũ bác sĩ tại Nha khoa Paris là những người có tay nghề cao và kinh nghiệm dày dặn, từng tu nghiệp ở nhiều nước, chính vì vậy Paris tự tin có thể khắc phục được vấn đề viêm nha chu của bạn.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 39 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội; 12 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: 1900.6900
  • Website: https://nhakhoaparis.vn

Bệnh viện TW Quân đội 108

Bệnh viện TW Quân đội 108 là một trong những địa điểm có thể điều trị sâu răng sưng lợi có mủ hiệu quả. Nơi đây có khoa chẩn đoán, điều trị các bệnh về răng miệng cho người bệnh có thể đến đây thăm khám và điều trị.

Bên cạnh đó, tại bệnh viện có đội ngũ bác sĩ, y tá và nhân viên có kinh nghiệm và chuyên môn cao giúp bệnh nhân khắc phục được những bệnh lý về răng miệng một cách triệt để. Bệnh viện được trang bị đầy đủ những thiết bị công nghệ cao đạt tiêu chuẩn Châu Âu để phục vụ cho người bệnh mỗi khi đến đây.

Người bệnh có thể thăm khám tại địa chỉ: số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Phòng khám nha khoa Răng Hàm Mặt TP.Hồ Chí Minh

Một trong những địa chỉ chữa sâu răng sưng lợi có mủ tại TP. Hồ Chí Minh là phòng khám nha khoa Răng Hàm Mặt Sài Gòn. Nơi đây sở hữu đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên sâu, tu nghiệp ở nước ngoài và luôn tận tâm với khách hàng. Cùng với đó là các hệ thống thiết bị tại đây được trang bị hiện đại để nhằm phục vụ nhu cầu điều trị của bệnh nhân.

Phòng khám Răng Hàm Mặt Sài Gòn có thể đáp ứng và giải quyết mọi vấn đề về răng miệng để bệnh nhân có thể yên tâm thăm khám và chữa nha tại đây.

Chi phí thăm khám tại phòng khám dao động từ 200.000 – 5.000.000 VNĐ/lượt.

Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW TP.Hồ Chí Minh

Bệnh viện Răng hàm mặt Trung Ương là địa chỉ  được nhiều người dân thủ đô nói riêng và các tỉnh miền Bắc nói chung tin tưởng lựa chọn. Ra đời vào năm 2006, Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương đã có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa, cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, chỉnh nha cho mọi người bệnh từ trong đến ngoài nước.

Dịch vụ: Với sự nhanh chóng trong nâng cao công nghệ, Bệnh viện đã đưa vào và ứng dụng thành công rất nhiều kỹ thuật mới trong khám chữa viêm nha chu như:

  • Kỹ thuật nhổ răng bằng bơm tiêm kỹ thuật số
  • Điều trị tuỷ răng sữa có sử dụng bơm tiêm điện không dây và hệ thống nong rửa bằng siêu âm

Bác sĩ: Là bệnh viện trực thuộc Bộ Y Tế, Bệnh viện Răng hàm mặt Trung Ương cũng quy tụ rất nhiều bác sĩ giỏi như:

  • Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thanh Huyền – Trưởng khoa Nắn chỉnh răng
  • Phó Giáo sư, Tiến sĩ  Trịnh Đình Hải – Trưởng khoa Cấy ghép Implant
  • Bác sĩ chuyên khoa II Vũ Đình Minh – Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình

Cách phòng ngừa sâu răng có mủ

Tình trạng răng sâu có mủ tiến triển quá nặng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của bạn. Do đó, cần có những giải pháp thiết thực để phòng ngừa bệnh hiệu quả. Cụ thể như sau:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Đây là việc yêu cầu bắt buộc mà bạn cần phải thực hiện thường xuyên. Bạn cần chải răng đều đặn ít nhất 2 lần/ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ và kết hợp việc súc miệng nước muối để điều trị sâu răng sưng lợi có mủ hiệu quả. Ngoài ra, sau khi ăn hãy sử dụng chỉ nha khoa để có thể loại bỏ những mảng bám trên thân răng tránh làm nơi cho vi khuẩn phát triển và ảnh hưởng đến răng miệng.
  • Điều trị dứt điểm những bệnh lý liên quan: Việc điều trị dứt điểm là cần thiết để tránh những tổn thương trong khoang miệng lan rộng và gây ra nguy cơ sâu răng có mủ. Người bệnh cần phải kiểm sát những bệnh như viêm xoang, viêm họng, trào ngược dạ dày,… bởi đây là những bệnh lý có liên quan đến vấn đề sâu răng ở một mức độ nhất định.
  • Khám nha khoa theo định kỳ: Trong quá trình điều trị răng sâu bị mưng mủ, điều cần làm nhất là bạn nên thường xuyên khám nha khoa để được các bác sĩ làm sạch răng miệng cũng như có thể lên phương pháp điều trị phù hợp. Từ đó kiểm soát được tình trạng sâu răng có mủ hiệu quả.

Sâu răng có mủ là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhưng lại khá phổ biến. Do đó, tìm hiểu về bản chất cũng như những phương pháp điều trị là điều cần thiết. Hy vọng bài viết này đã cung cấp thêm một vài kiến thức cơ bản để bạn có thể hiểu về bệnh lý này.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Implant - Hà Nội: Tầng 3 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 989.518.448

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 989.518.448

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 3 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Implant - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309