Khi Nào Cần Nhổ Răng Khôn? Chi Phí Và Quy Trình Tiến Hành

Những vấn đề về răng khôn vẫn luôn là mối quan tâm của rất nhiều người. Nhìn chung, đa phần các trường hợp mọc răng số 8 đều được nha sĩ khuyên nhổ sớm nhằm tránh các biến chứng về sau. Vậy quy trình nhổ răng khôn như thế nào và chi phí thực hiện là bao nhiêu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về việc nhổ bỏ chiếc răng này trong bài viết dưới đây.

Răng khôn là răng số mấy? Tại sao cần nhổ bỏ?

Cung hàm của người trưởng thành gồm các loại răng cơ bản sau: Răng nanh, răng cửa, răng hàm trước (hay răng cối nhỏ), răng hàm sau (hay răng cối lớn) và răng khôn. Được biết răng khôn là những chiếc răng nằm ở vị trí cuối cùng của cung hàm, mọc ở độ tuổi trưởng thành (từ 18 – 25 tuổi), thậm chí có trường hợp mọc trễ hơn.

Những chiếc răng này thuộc nhóm răng hàm lớn thứ ba, nằm ở vị trí số 8 nên còn được gọi là răng số 8. Người trưởng thành sẽ có đủ 4 răng khôn. Tuy nhiên cũng có trường hợp người có ít hơn hoặc không mọc chiếc răng khôn nào.

Răng khôn nằm ở vị trí số 8 trên cung hàm
Răng khôn nằm ở vị trí số 8 trên cung hàm

Nhìn chung, răng khôn hầu như không có giá trị thẩm mỹ cũng như có tác dụng ăn nhai. Thậm chí, khi xương hàm chật, không đủ chỗ để chiếc răng này mọc bình thường sẽ dẫn đến mọc lệch, xô đẩy, chen chỗ của các răng khác. Hoặc do phần niêm mạc và mô mềm của xương hàm người trưởng thành cứng khiến răng 8 mọc lên khó khăn. Cũng chính vì vậy có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nên các bác sĩ sẽ khuyên nhổ bỏ răng khôn.

Trường hợp nào nên/không nên nhổ răng số 8?

Để giúp người đọc có thể hiểu rõ hơn, chúng tôi đã tổng hợp lại dưới đây 2 nhóm nên và không nên nhổ răng số 8, cụ thể như sau:

Trường hợp cần thiết tiến hành nhổ răng khôn

  • Răng số 8 mọc lệch gây ra hàng loạt các biến chứng như nhiễm trùng, đau dữ dội, phát hiện u nang hoặc làm ảnh hưởng đến các răng xung quanh,…
  • Răng khôn mọc lên chưa gây ra biến chứng, nhưng giữa răng 8 và răng 7 lại có khe hở dễ gây mắc thức ăn.
  • Răng mọc thẳng, không chen chúc, đồng thời cung hàm có đủ chỗ cho răng mọc. Tuy nhiên, hình dáng của răng bất thường và kích thước răng nhỏ khiến thức ăn bị nhồi nhét sang các răng kế bên.
  • Răng khôn mọc thẳng ở một hàm, còn hàm đối diện không mọc khiến răng bị trồi vào phần nướu mỗi khi ăn nhai. Điều này dễ dẫn đến tình trạng tổn thương nướu.
  • Răng số 8 bị các bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, sâu răng hoặc răng sứt mẻ.
  • Khi thực hiện các thủ thuật chỉnh nha hoặc trồng răng giả mà bác sĩ chỉ định nhổ răng khôn.
Răng mọc lệch lạc, hoặc đâm ngang cần được nhổ bỏ sớm
Răng mọc lệch lạc, hoặc đâm ngang cần được nhổ bỏ sớm

Trường hợp không nên nhổ răng vị trí số 8

  • Răng mọc thẳng, không xuất hiện những vấn đề bất thường, không có biến chứng hay mắc kẹt giữa mô xương và lợi răng.
  • Bệnh nhân gặp các vấn đề về sức khỏe như bệnh tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông máu,…
  • Răng khôn mọc lên liên quan đến các bộ phận quan trọng như dây thần kinh, xương hàm,… và không thể thực hiện nhổ bỏ, mổ hay phẫu thuật.

Quy trình nhổ răng 8

Mặc dù không phải là một kỹ thuật nha khoa quá phức tạp, tuy nhiên khi tiến hành nhổ răng khôn cần tuân thủ một quy trình chuẩn. Điều này vừa giúp đảm bảo an toàn, đồng thời hạn chế tối đa những đau đớn, khó chịu cho khách hàng.

Cụ thể một quy trình nhổ răng an toàn cần đảm bảo có đầy đủ các bước như sau:

  • Thăm khám: Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cho bạn để biết được tình trạng thực tế của răng cũng như một số thông tin cơ bản về chân răng, nướu hay xương hàm xung quanh,… Từ đó, họ sẽ đưa ra những chỉ định cũng như phương pháp xử lý hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, nha sĩ cũng cần kiểm tra xem bệnh nhân có gặp một số vấn đề về tim mạch, huyết áp không ổn định, rối loạn đông máu,… không để đưa ra quyết định nhổ hay không nhổ răng khôn.
  • Chụp X quang: Để xác định một cách chính xác nhất tình trạng răng mọc lệch, mọc ngầm cũng như độ phức tạp của ca mổ nhằm đưa ra những phương án xử lý kịp thời, bác sĩ sẽ cho khách hàng chụp X quang.
  • Gây tê: Sau khi làm sạch cho toàn bộ khoang miệng người bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê vùng cần nhổ răng để giúp bạn có thể cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái, không đau nhức hay khó chịu gì.
  • Nhổ răng: Các nha sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu nhổ răng với các dụng cụ chuyên dụng như kìm nhổ, dụng cụ nạy nhằm lấy chiếc răng ra một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất.
  • Khâu liền nướu vĩnh viễn: Theo thời gian, cơ thể sẽ tự điều chỉnh bù lại để lấp đầy các khoảng trống phía dưới chân răng và giúp ổn định hoàn toàn cấu trúc xương hàm tự nhiên.
Quy trình nhổ răng khôn cần được thực hiện đầy đủ các bước
Quy trình nhổ răng khôn cần được thực hiện đầy đủ các bước

Ngoài ra, sau khi kết thúc quy trình nhổ răng, các bác sĩ sẽ dặn dò người bệnh thật kỹ lưỡng về những điều cần lưu ý nhằm giúp vết thương mau lành lại. Đồng thời ngăn ngừa nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng.

Tìm hiểu nhổ răng khôn có gây đau không?

Nhổ răng khôn có đau không là vấn đề rất nhiều người quan tâm đến trước khi có ý định thực hiện tiểu phẫu này. Các chuyên gia cho biết, việc này tùy thuộc vào từng trường hợp, sau khi hết thuốc tê bạn mới cảm nhận được là có đau không.

Thông thường, nhổ răng có đau không sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Cơ địa từng người: Mỗi bệnh nhân có đặc tính cơ thể khác nhau để phản ứng lại các vết thương và bệnh lý. Đồng thời quá trình lành thương của mỗi người cũng không giống nhau, theo đó những người có cơ địa tốt sẽ nhanh lành thương hơn và ngược lại.
  • Tình trạng răng miệng mỗi người: Những chiếc răng số 8 có thể mọc lệch, mọc ngầm khiến cho các thao tác thực hiện nhổ răng của bác sĩ bị ảnh hưởng. Điều này kéo theo vết thương và khả năng lành thương của từng ca nhổ răng là không giống nhau.
  • Tay nghề của bác sĩ: Nhổ răng khôn là một trong những ca tiểu phẫu yêu cầu các bác sĩ phải có tay nghề cao và sự khéo léo, tỉ mỉ. Bởi những chiếc răng khôn thường nằm ở vị trí khó và rất dễ dẫn đến biến chứng. Chính vì vậy, nếu không cẩn thận có thể làm tổn thương tới cấu trúc giải phẫu bên trong là các dây thần kinh, mạch máu, màng xoang,…
  • Công nghệ nhổ răng: Cùng với tay nghề của bác sĩ thì công nghệ nhổ răng cũng giữ vai trò vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp đến việc nhổ răng số 8 có đau không.
  • Chăm sóc sau phẫu thuật: Chỉ cần người bệnh chú ý ăn uống đầy đủ và chăm sóc răng miệng thật cần thật thì vết thương sẽ nhanh lành hơn, đồng thời không bị nhiễm trùng.

Theo đó, nếu các yếu tố trên được đáp ứng tốt, người bệnh thường chỉ mất 2 – 3 ngày để kết thúc các cơn đau. Trong quá trình này, bạn sẽ dịch chuyển từ trạng thái đau buốt sang ê nhẹ, cuối cùng là hết đau và trở lại bình thường.

Biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi nhổ răng khôn

Thực tế nhổ răng khôn chỉ là một thủ thuật nhỏ, nhẹ nhàng, diễn ra vô cùng nhanh chóng và ít nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn thực hiện tại những cơ sở không uy tín và kém chất lượng rất có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Hiện tượng chảy máu kéo dài: Thông thường biến chứng này gặp ở những người bị rối loạn đông máu. Bên cạnh đó, một số trường hợp hút thuốc lá và uống bia rượu ngay sau khi nhổ răng, hoặc tiểu phẫu được thực hiện bởi những bác sĩ có tay nghề kém cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Hiện tượng chảy máu nhiều ngày có thể làm người bệnh bị choáng váng, buồn nôn và thậm chí là ngất xỉu.
Nhổ răng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm
Nhổ răng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm
  • Nhiễm trùng: Nguyên nhân gây ra biến chứng này thường do dụng cụ nhổ răng không được vệ sinh sạch sẽ, hoặc phòng phẫu thuật chưa khử trùng đúng tiêu chuẩn. Biến chứng này khiến bệnh nhân bị đau nhức dữ dội ít nhất 2 – 3 tuần.
  • Tổn thương dây thần kinh: Biểu hiện của tình trạng này là ngứa ran, tê ở vùng cằm, môi, lưỡi và nướu. Thông thường biến chứng này không quá nguy hiểm và có thể tự phục hồi sau một vài tuần. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp nặng thì triệu chứng này tồn tại mãi mãi, vì vậy bạn tuyệt đối không được chủ quan.
  • Viêm xương ổ răng: Tình trạng này xảy ra khi các cục máu đông không thể hình thành sau khi nhổ răng, đồng thời các mô, cơ xương và dây thần kinh không được bảo vệ. Với biến chứng này triệu chứng thường là đau liên tục tại vùng tai, hơi thở có mùi, vị giác bị giảm,…

Gợi ý cách giảm sưng đau sau khi nhổ răng khôn

Như đã nói, trong một vài ngày sau khi nhổ răng, bạn có thể gặp các cơn đau. Vào lúc này, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn thực hiện một số biện pháp dưới đây để giảm bớt tình trạng sưng đau.

Cắn bông gạc

Ngay khi vừa nhổ răng xong, bác sĩ sẽ đắp lên vết thương của bạn một miếng gạc sạch để cầm máu. Lúc này, người bệnh cần lưu ý cắn thật chặt vào miếng gạc, không được thả lỏng. Việc này sẽ giúp miếng gạc tạo ra lực ép xuống vết thương và ngăn máu chảy. Đồng thời trong thời gian ngậm gạc, bạn cũng tránh nói chuyện hay há mồm để làm miếng gạc lỏng ra, ảnh hưởng đến quá trình đông máu.

Nếu thấy miếng gạc ướt sũng máu và quá mềm thì bệnh nhân có thể thay gạc. Tuy nhiên cũng cần hạn chế thực hiện điều này, vì thay nhiều gạc có thể khiến quá trình đông máu chậm lại.

Ngoài ra, tuyệt đối không dùng lưỡi, dị vật hay ngón tay chạm vào vết thương vừa nhổ răng, nhằm ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng chéo. Cùng với đó, khi hắt xì, ho, xì mũi cũng cần hết sức nhẹ nhàng để vết thương không bị chảy máu lại.

Uống thuốc giảm đau, viêm sưng sau nhổ răng khôn

Vào lúc này, việc sử dụng thuốc giảm đau là cần thiết và được bác sĩ cho phép. Tuy nhiên, những loại thuốc bạn sử dụng bắt buộc phải được kê toa theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân chú ý sử dụng đúng liều lượng được bác sĩ chỉ dẫn và tuyệt đối không dùng thêm loại khác nếu không có sự đồng ý của chuyên gia.

Chườm nóng, lạnh giảm đau

Đây là những biện pháp được áp dụng phổ biến nhằm giảm tình trạng đau sưng sau khi nhổ răng khôn. Đá lạnh có công dụng cầm máu và giảm sưng rất tốt nhờ khả năng làm co các mạch máu lại. Bạn nên chườm liên tục trong vòng 10 – 20 phút, trong trường hợp muốn chườm tiếp thì nghỉ 30 phút trước khi bắt đầu đợt mới.

Chườm ấm cải thiện các cơn đau
Chườm ấm cải thiện các cơn đau

Cách chườm đá phù hợp để áp dụng trong vòng 24 tiếng đầu tiên sau khi nhổ răng. Còn những ngày tiếp theo bạn có thể chườm khăn ấm lên má để hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn, đồng thời làm tan máu bầm và hỗ trợ vết thương nhanh lành.

Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý chỉ được chườm ngoài vùng má gần với răng khôn, tuyệt đối không chườm trực tiếp lên các vết thương.

Giá nhổ răng khôn hiện tại khoảng bao nhiêu?

Bảng giá nhổ răng khôn dưới đây chúng tôi cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo, còn chi phí cụ thể tại từng nha khoa là khác nhau. Chính vì vậy để biết chính xác, bạn cần đến trực tiếp cơ sở.

Tên dịch vụ Giá
Nhổ răng khôn bình thường (mọc thẳng, chân trụ) 1.500.000 đồng
Nhổ răng khôn mọc lệch/chân xòe (trường hợp không yêu cầu mở xương) 2.500.000 đồng
Nhổ răng khôn mọc lệch/chân xòe (trường hợp yêu cầu mở xương) 4.500.000 đồng
Tiểu phẫu nhổ răng mọc ngầm (trường hợp có yêu cầu mở xương) 6.500.000 đồng

Cần lưu ý gì sau khi tiến hành nhổ răng khôn?

Sau khi nhổ răng số 8, để các vết thương nhanh lành và tránh tình trạng nhiễm trùng xảy ra, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau:

Vệ sinh răng miệng

Chăm sóc và vệ sinh răng miệng kỹ càng sau khi nhổ răng là việc làm vô cùng cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn loại bỏ sạch sẽ các vi khuẩn trong khoang miệng và giúp vết thương nhanh lành hơn. Còn nếu không làm sạch đúng cách có thể gây viêm nhiễm tại vùng nhổ răng, từ đó kéo theo nhiều bệnh lý về răng miệng như: Viêm nha chu, sâu răng, viêm nướu,…

Theo đó, người bệnh cần đánh răng và dùng chỉ nha khoa đều đặn 2 lần/ngày. Đồng thời, thay các loại bàn chải lông cứng bằng loại lông mềm và chú ý chải răng, vùng nướu sau nhổ răng thật nhẹ nhàng. Ngoài ra, bạn chú ý không dùng nước muối súc miệng vào những ngày đầu mới phẫu thuật.

Người bệnh nên ăn những món mềm như cháo, súp
Người bệnh nên ăn những món mềm như cháo, súp

Ăn uống khoa học

Khi mới nhổ răng xong, các bạn nên ăn những món ăn mềm, lỏng như súp, cháo,… Đồng thời bổ sung các dưỡng chất để vết thương nhanh lành, đặc biệt sắt, đạm, vitamin A,… Bên cạnh đó, người bệnh tuyệt đối không hút thuốc, tránh làm rách các vết thương. Ngoài ra, bạn cũng nên kiêng bia rượu ít nhất 2 tuần để đảm bảo vết thương nhanh lành.

Nghỉ ngơi hợp lý

Để quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng hơn, người bệnh nên chú ý nghỉ ngơi thật khoa học. Kê cao gối khi nằm ngủ để hạn chế vết thương bị chảy máu. Cùng với đó, tránh vận động mạnh ngay những ngày đầu để vết thương nhanh lành hơn.

Mặc dù nhổ răng khôn chỉ là một loại tiểu phẫu, nhưng lại tiềm tàng nhiều biến chứng nguy hiểm, do răng nằm ở vị trí đặc biệt liền kề với các dây thần kinh. Chính vì vậy, bạn nên lựa chọn những nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao. Ngoài ra, chú ý tuân theo hướng dẫn của nha sĩ để đảm bảo phục hồi nhanh nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Implant - Hà Nội: Tầng 3 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 989.518.448

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 989.518.448

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 3 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Implant - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309