Mewing Là Gì? Cách Tập Đúng Và Một Số Lưu Ý Để Đảm Bảo An Toàn

Phương pháp Mewing từ khi ra đời đã gây sốt trên mạng xã hội phương Tây nhưng lại mới chỉ mới phổ biến ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Trọng tâm của kỹ thuật này chính là xác định vị trí đặt lưỡi đúng nhằm mục đích giúp gương mặt trông thon gọn hơn, sống mũi cao hơn và xương hàm đẹp hơn.

Mewing là gì?

Mewing là một kỹ thuật tập luyện theo tư thế đặt lưỡi và thở đúng cách. Mục đích của phương pháp này lại các đường nét trên khuôn mặt sao cho hài hòa ưa nhìn đồng thời khắc phục một số khuyết điểm mà không cần niềng răng hay can thiệp phẫu thuật.

Phương pháp Mewing có tên tiếng anh là Proper Tongue Posture. Nói một cách dễ hiểu nhất thì nó chính là bài tập lưỡi. Giáo sư Mike Mew đã phát triển hệ thống động tác Mewing từ năm 1966. Tuy nhiên, chỉ đến năm 2012, khi con trai ông tên Dr. John Mew đăng video tập chia sẻ lên nền tảng Youtube, thì nó mới được nhiều người biết đến.

Bác sỹ Mike New - Người giúp phương pháp Mewing được phổ biến rộng rãi
Bác sỹ Mike New – Người giúp phương pháp Mewing được phổ biến rộng rãi

Có 2 kiểu tập Mewing chính, được áp dụng phổ biến hiện nay đó là:

  • Soft Mewing: Đây là kỹ thuật tập luyện lưỡi cơ bản và nhẹ nhàng nhất. Theo đó người thực hiện chỉ việc đặt lưỡi sao cho đúng cách, đúng vị trí đồng thời ép vào vòm miệng trên là được.
  • Hard Mewing: Là kỹ thuật tập luyện nâng cao nhằm đạt được kết quả tốt nhất trong khoảng thời gian nhanh nhất. Với cách này, bạn cần tạo lực ép mạnh hơn lên lưỡi khi đặt ở vị trí chuẩn thông qua việc nuốt nước bọt.

Chú ý: Rất nhiều bác sĩ chỉnh nha hàng đầu đã từng khuyến cáo không nên tập Hard Mewing khi không có người hướng dẫn. Bởi kỹ thuật này nếu thực hiện không đúng cách sẽ dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như lệch mặt, đau cơ hay xô lệch răng,…

Lợi ích của Mewing

Trên thực tế có rất nhiều người thắc mắc rằng tập Mewing có giúp mũi cao không hay tập Mewing có cải thiện mặt lệch không. Theo các chuyên gia, việc áp dụng phương pháp này đúng cách sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, trong đó có cả vấn đề thẩm mỹ mũi và sự cân đối gương mặt.

Cụ thể, những lợi ích mà Mewing mang lại là:

  • Nâng cao mũi: Khi tập Mewing, nhờ tác động của lưỡi mà sống mũi cũng được nâng cao hơn, từ đó giúp đường thở được mở rộng, làm giảm tình trạng viêm mũi, viêm xoang.
  • Nâng cao xương hàm, làm thon gọn mặt: Khi bạn thực hiện Mewing đúng cách, các đường nét trên khuôn mặt dần dần trở nên sắc nét hơn. Bên cạnh đó, xương hàm trên cũng được mở rộng, nâng cao hơn và đưa ra trước hơn. Điều này có thể giúp cải thiện tình trạng cằm lẹm và khả năng nhai.
  • Giúp thở đúng: Mewing giúp chúng ta hít thở đúng cách hơn bằng đường mũi thay vì bằng miệng. Từ đó, lượng không khí hít vào cơ thể sẽ được xử lý hiệu quả đúng theo quy trình tự nhiên. Trước khi đi vào phổi, không khí đã được lọc sạch nhờ hệ thống sợi lông mao ở mũi. Điều này cực kỳ có ích cho việc nắn chỉnh răng nói riêng và tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung.
  • Giúp loại bỏ thói quen xấu: Tập Mewing đúng cách cũng giúp chúng ta bỏ đi những thói quen xấu, chẳng hạn như: Hóp má, đẩy lưỡi, hóp thái dương khi niềng răng.
Tập Mewing giúp gương mặt của bạn trờ nên cân đối hơn
Tập Mewing giúp gương mặt của bạn trờ nên cân đối hơn

Đối tượng nên và không nên tập Mewing mũi

Các nghiên cứu và những chia sẻ của nhiều người đã từng tập Mewing đều cho thấy rằng đây là một phương pháp hiệu quả giúp mang lại những thay đổi tích cực trên khuôn mặt, đặc biệt là phần sống mũi và xương hàm. Tuy nhiên điều này chỉ đúng khi Mewing áp dụng cho đúng người, đúng cách và đúng kỹ thuật.

Đối tượng nên tập Mewing:

  • Người có thói quen đẩy lưỡi và thở bằng miệng thường xuyên.
  • Người có hàm dưới bị thụt vào bên trong.
  • Trường hợp bị móm ở hàm trên.
  • Người bị hô vẩu, hô hàm.

Đối tượng không nên tập Mewing:

  • Người có khuôn hàm hẹp quá mức cho phép.
  • Khớp cắn của hai hàm không được đồng đều (tình trạng hô cả 2 hàm răng).
  • Mgười đang trong giai đoạn niềng răng.
  • Người có khớp cắn sâu do xương gây ra.

Chú ý: Để biết chính xác rằng mình có thích hợp tập Mewing hay không tốt nhất bạn nên liên hệ đến các cơ sở nha khoa uy tín. Tại đây sẽ có các bác sĩ giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và tư vấn cụ thể cho bạn.

Cách tập Mewing đúng kỹ thuật

Cách tập Mewing rất đơn giản, bạn hoàn toàn có thể thực hiện phương pháp này tại nhà. Tuy nhiên, nếu đặt lưỡi sai vị trí, lưỡi của bạn sẽ bị mỏi trong lúc luyện tập.

Vị trí đặt lưỡi đúng và sai khi tập Mewing
Vị trí đặt lưỡi đúng và sai khi tập Mewing

Thông thường, ban đầu sẽ mất khá nhiều thời gian để bạn đặt lưỡi đúng vị trí. Nguyên nhân là do càng vào sâu bên trong miệng càng khó cảm nhận. Sau đây là các bước tập Mewing cho mũi cao, hàm gọn mà bạn có thể tham khảo:

  • Bước 1: Lấy đầu lưỡi đặt ở vị trí ngay phía sau răng cửa.
  • Bước 2: Kéo căng môi, chú ý hai hàm không cần thiết chạm vào nhau.
  • Bước 3: Nuốt hết nước bọt để đảm bảo toàn bộ lưỡi đã bám chặt vào hàm trên.
  • Bước 4: Khép môi lại và giữ nguyên lưỡi ở vị trí trên tầm 20 – 30 phút.

Ngoài ra, khi lưỡi đã đặt đúng vị trí, bạn có thể dùng một lực nhỏ ở lưỡi đẩy hàm trên về phía trước theo hướng lên trên và giữ nguyên trong vòng vài phút.

Chú ý: Vị trí đặt lưỡi đúng là khi toàn bộ lưỡi của bạn nằm áp sát vào hàm trên, đồng thời không cảm thấy khó thở và mỏi lưỡi khi thực hiện. Thông thường ban đầu tập lưỡi bạn sẽ mỏi, nhưng đừng quá lo lắng vì thời gian cơ lưỡi sẽ khỏe lên và thích nghi dần.

Những lỗi sai khi Mewing

Đa số những người tập Mewing mũi thường mắc phải các lỗi sai cơ bản như thở bằng miệng, dùng lực quá mạnh, sai tư thế lưỡi và thiếu sự kiên nhẫn.

Thở bằng miệng

Thở bằng miệng là lỗi sai nghiêm trọng khi tập Mewing mà bạn cần phải loại bỏ ngay. Nếu sai lầm này không được cải thiện kịp thời, gương mặt sẽ có xu hướng biến dạng như:

  • Môi trên bị kéo lên cao.
  • Hàm dưới ở tư thế mở.
  • Khuôn mặt sẽ bị dài ra.
  • Mặt hẹp lại.
  • Cằm nhỏ.
  • Các răng cửa không chạm nhau (Nguyên nhân là do xương hàm mặt bị thay đổi).

Xem thêm

Bạn luôn phải thở bằng mũi khi tập
Bạn luôn phải thở bằng mũi khi tập

Do vậy khi tập mewing mũi cao, hàm gọn, bạn luôn luôn phải thở bằng đường mũi thay vì đường miệng. Nếu không khắc phục được lỗi này, tốt nhất bạn nên dừng ngay việc luyện tập để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Dùng quá nhiều lực lên hai hàm răng

Mewing thực chất là bài tập cơ chức năng mà lưỡi sẽ đặt lại đúng vị trí để tạo ra lực. Lực từ lưỡi sẽ để tác động lên vòm miệng, giúp định hình lại khuôn mặt.

Như vậy nếu bạn dùng lực được dùng quá nhiều và nghiến chặt răng thì sự di chuyển của khối xương hàm sẽ bị cản trở đáng kể. Lúc này Mewing sẽ phản tác dụng, khiến khuôn mặt trở nên thiếu cân đối.

Để sai tư thế lưỡi

Nếu toàn bộ bề mặt lưỡi của bạn không chạm lên vòm miệng thì sẽ không tạo được áp lực âm lên khẩu cái. Đồng thời điều này cũng không thể thúc đẩy xương hàm phát triển được.

Bên cạnh đó, một số bạn tập Mewing mũi sai khi chỉ sử dụng đầu lưỡi mà không sử dụng cuống lưỡi. Theo đó, bạn cần phải đặt toàn bộ lưỡi lên vòm miệng chứ không phải chỉ đầu lưỡi. Nguyên nhân là do phần cơ ở cuống lưỡi rất khoẻ, nó chắc chắn sẽ giúp nâng cao hiệu quả đẩy lên nhiều lần trong suốt quá trình tập luyện Mewing của bạn.

Thiếu kiên nhẫn

Phương pháp Mewing yêu cầu người thực hiện phải thật sự kiên nhẫn và nhẫn nại. Để đạt được kết quả, chúng ta cần nhiều thời gian để luyện tập, chứ không phải 1-2 ngày là được.

Khoảng 1-2 tháng kể từ khi luyện tập, kỹ thuật Mewing mới bắt đầu mang đến hiệu quả. Tuy nhiên, để gương mặt của bạn có những thay đổi rõ rệt thì bạn phải chờ đến 8 tháng hoặc thậm chí 1 năm. Vì thế, bạn đừng nản hoặc bỏ cuộc khi mới chỉ áp dụng cách làm cao sống mũi, gọn hàm này một thời gian ngắn.

Biến chứng xảy ra khi tập Mewing sai cách

Khi tập Mewing cho mũi cao, hàm gọn sai cách, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều biến chứng như sau:

  • Gây biến dạng khuôn mặt, trong đó phổ biến nhất là tình trạng hàm dưới bị kéo lại phía sau hoặc tụt xuống dưới. Bên cạnh đó vùng cằm cũng bị tác động gây mất cân đối khuôn mặt và cả cung hàm.
  • Phần dưới cằm bị yếu hơn hẳn so với trước khi tập.
  • Ảnh hưởng xấu tới vùng cơ đầu cổ, từ đó gây ra các triệu chứng như đau cơ cổ sau khi ngủ dậy. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn về sau, gây mất ngủ, suy giảm chất lượng cuộc sống.
  • Gây đau hàm thường xuyên.
  • Hiện tượng thâm đen quanh ổ mắt xuất hiện do sự mệt mỏi nhóm cơ đầu mặt khi tập Mewing sai cách.
  • Làm các khuyến điểm trên khuôn mặt nghiêm trọng hơn và khiến việc điều trị về sau cũng trở nên khó khăn hơn.
Tập mewing sai cách có thể khiến bạn bị đau hàm
Tập mewing sai cách có thể khiến bạn bị đau hàm

Chú ý: Tốt nhất bạn nên tìm đến các chuyên gia về nha khoa để được hướng dẫn áp dụng phương pháp tập Mewing đúng cách. Đây là cách tốt nhất giúp bạn hạn chế được tối đa các tác hại không mong muốn nào xảy ra.

Giải đáp một số thắc mắc về Mewing

Ngoài các lợi ích, cách tập và lỗi sai cơ bản khi thực hiện Mewing, vẫn còn khá nhiều thắc mắc liên quan đến phương pháp này cần tìm lời giải đáp.

  • Tôi nên tập Mewing bao nhiêu phút một ngày?

Các bác sĩ luôn khuyên chúng ta tập Mewing ít nhất từ 20 – 30 phút mỗi ngày trong thời gian đầu để làm quen. Sau đó hãy tăng dần thời gian tập sao cho phù hợp để nâng cao hiệu quả của phương pháp này. Nếu đã đặt lưỡi đúng cách, thậm chí lúc này bạn có thể tập cả ngày.

  • Hiệu quả của phương pháp Mewing có bằng chứng nào không?

Mewing được rất nhiều người cho là hiệu quả, bên cạnh đó phương pháp này đã, đang được nghiên cứu để có thể đưa ra những đánh giá khách quan. Theo công bố tại bệnh viện Aga Khan “tư thế lưỡi có ảnh hưởng rất nhiều đến mối quan hệ giữa hàm và chiều rộng của cung răng”.

Ngoài ra, theo nghiên cứu trên Tạp chí Chỉnh nha Hàn Quốc năm 2014 đã ghi nhận rằng một tư thế lưỡi có hỗ trợ cho sự phát triển của gương mặt. Cụ thể bệnh nhân 19 tuổi đã có thể chỉnh cằm lệch, hóp trong vòng 2 năm. Nếu cần, bạn có thể truy cập kênh youtube Orthotropics – nơi chuyên cung cấp những kiến thức và nghiên cứu về Mewing.

  • Cách để lưỡi đúng trong Mewing?

Đối với phương pháp Mewing, toàn bộ phần lưỡi của bạn phải đặt ở vòm miệng trên và phải vừa khít trên vòm miệng. Đây chính là cách để lưỡi đúng và mang lại lợi ích tối đa cho gương mặt của bạn.

  • Tôi có thể vừa Mewing vừa ngủ hay không?

Việc vừa Mewing vừa ngủ trên thực tế là ý tưởng của rất nhiều người. Thông thường tư thế lưỡi trong phương pháp này sẽ trở nên quen dần nếu như bạn có sự luyện tập chăm chỉ mỗi ngày. Khi việc đặt đúng vị trí lưỡi đã như một thói quen thì lúc này bạn hoàn toàn có thể vừa Mewing vừa ngủ.

  • Độ tuổi nào thích hợp thực hiện Mewing?

Phương pháp Mewing nên được thực hiện sớm càng tốt. Nếu có thể, bạn hãy áp dụng kỹ thuật này khi còn là một đứa bé, để có thể quen dần và thích nghi. Tuy nhiên, nếu bạn đã là thanh thiếu niên hoặc người lớn thì Mewing vẫn mang lại rất nhiều lợi ích.

Bạn có thể tập khi ngủ nếu đã thuần thục các động tác
Bạn có thể tập Mewing khi ngủ nếu đã thuần thục các động tác
  • Mewing có phải một bài tập không?

Mewing được giới chuyên gia giải thích là một dạng vật lý trị liệu để có thể điều chỉnh tư thế lưỡi cho đúng. Như vậy đây hoàn toàn không phải là một dạng bài tập. Phương pháp này nếu thực hiện đúng sẽ giúp lưỡi điều chỉnh vị trí nghỉ ngơi của lưỡi nằm trên vòm miệng.

  • Tại sao bị mỏi lưỡi khi Mewing?

Với những người mới tập Mewing thì cảm giác mỏi lưỡi là không thể tránh khỏi. Bởi phương pháp này cần nhiều lực đẩy từ lưỡi để có thể khiến gương mặt trở nên thon gọn, cân đối hơn. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng vì điều này mới thông thường cảm giác mỏi lưỡi sẽ biến mất sau khoảng vài tuần luyện tập Mewing.

  • Tôi cần tập Mewing bao lâu thì mới có kết quả?

Mewing hoàn toàn không mang lại kết quả nhanh chóng trong ngày một ngày hai dù cường độ luyện tập của bạn có dày đặc như thế nào. Để nhận thấy rõ sự thay đổi của gương mặt, sống mũi, tốt nhất bạn cần duy trì tập luyện phương pháp này trong ít nhất 8 tháng.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về Mewing. Đây là phương pháp mang lại nhiều lợi ích như làm gọn xương hàm, cao sống mũi, giúp thở đúng cách và loại bỏ nhiều thói quen xấu. Nếu quan tâm đến Mewing, tốt nhất bạn hãy liên hệ chuyên gia, bác sĩ nha khoa để được tư vấn cụ thể về cách thực hiện.

Xem nhiều nhất

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Implant - Hà Nội: Tầng 3 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 989.518.448

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 989.518.448

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 3 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Implant - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309