[Giải Đáp] Chữa Tủy Răng Là Gì? Có Đau Không? Quy Trình Thực Hiện

Răng của chúng ta được nuôi dưỡng bởi hệ thống các mạch máu và dây thần kinh nằm phía bên trong tủy răng. Khi hệ thống này bị tổn thương do các vi khuẩn gây hại xâm nhập sẽ gây ra những cơn đau nhức vô cùng khó chịu. Vào lúc này, chúng ta cần tiến hành chữa tủy răng hay trong nha khoa có tên là điều trị nội nha. Để tìm hiểu rõ hơn về khái niệm này cũng như quy trình thực hiện, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Chữa tủy răng là gì?

Tủy răng là bộ phận nằm sâu bên trong thân răng với cấu tạo gồm các mô mềm, mạch máu và dây thần kinh. Một chiếc răng khỏe mạnh bình thường sẽ được bao bọc bởi các lớp men và ngà răng để bảo vệ tủy không bị nhiễm trùng.

Tuy nhiên, trong trường hợp lớp bảo vệ này bị tổn thương, các vi khuẩn gây hại sẽ xâm nhập vào tủy răng gây ra viêm nhiễm, hay còn gọi là viêm tủy răng. Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng này là do vi khuẩn gây sâu răng tồn tại lâu ngày không điều trị.

Chữa tủy răng nên được tiến hành sớm để bảo vệ được răng tự nhiên
Chữa tủy răng nên được tiến hành sớm để bảo vệ được răng tự nhiên

Hiện nay, viêm tủy răng được chia thành 2 dạng là:

  • Viêm tủy răng cấp 1 (Reversible pulpitis – Có thể phục hồi): Đối với các trường hợp viêm nhiễm nhẹ. Vào lúc này, răng thường nhạy cảm hơn với nhiệt độ nóng, lạnh hoặc đồ ăn ngọt và cứng. Tuy nhiên, tủy răng vẫn còn đủ khỏe mạnh để chữa trị. Hơn nữa các cơn đau do viêm tủy thường ngắn và nhẹ hơn, gần như chỉ xảy ra mỗi khi ăn uống.
  • Viêm tủy răng cấp 2 (Irreversible pulpitis – Không thể phục hồi): Đây là tình trạng viêm tủy nặng, gây ra đau nhức nghiêm trọng. Đồng thời, các vi khuẩn đã xâm nhập vào sâu bên trong làm chết tủy. Trong trường hợp này điều trị tủy là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn.

Nhìn chung, bất kể bạn bị viêm tủy răng nhẹ hay nặng thì đều cần chữa trị kịp thời để cứu chiếc răng và nhanh chóng thoát khỏi những cơn đau nhức khó chịu.

Bạn có thể hiểu đơn giản chữa tủy răng là một thủ thuật điều trị nhằm bảo tồn răng tự nhiên, khi răng gặp vấn đề về tủy mà không thể tự phục hồi hay điều trị phục hồi được. Đồng thời, sau khi lấy hết mô tủy bị bệnh và đã chết, khoảng trống bên trong răng sẽ được làm sạch, tạo dáng và trám bít kín ống tủy lại.

Hiện nay, nhờ sự tiến bộ của khoa học công nghệ mà những chiếc răng có tủy bị tổn thương hoặc bị bệnh có thể điều trị để giữ lại. Trong khi trước đây, cách giải quyết duy nhất cho những trường hợp này là nhổ bỏ.

Trường hợp nào nên và không nên điều trị tủy răng?

Theo các chuyên gia, không phải trường hợp nào cũng cần chữa tủy răng. Tùy vào tình trạng tổn thương và mức độ viêm nhiễm, khi đi khám bạn sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể.

Thông thường, những trường hợp sau sẽ được khuyến cáo nên và không nên điều trị nội nha.

Nên chữa tủy răng khi:

  • Các răng bị đau nhức âm ỉ, mức độ đau tăng dần lên, thậm chí các răng xuất hiện dấu hiệu lung lay.
  • Bị đau nhức răng liên tục, buốt lên tận đầu, đặc biệt là vào buổi đêm khi ngủ và thuốc giảm đau cũng không có tác dụng. Người bệnh tuyệt đối không cố chịu đựng qua giai đoạn này, tránh trường hợp răng hết đau do chết tủy, dẫn đến hoại tử và tạo thành một ổ nhiễm trùng nguy cơ lan rộng trong xương.
  • Răng bị sâu nặng, gây tổn thương đến tủy răng và thậm chí là chết tủy.
  • Răng vỡ, nứt, gãy,… tác động đến tủy răng và lâu ngày làm viêm tủy, nhiễm trùng.
  • Răng đau, ê buốt dữ dội, thỉnh thoảng gây nhức đầu, sốt cao và xuất hiện mủ dưới chân răng.
  • Răng bị chấn thương, sứt mẻ nặng, đồng thời phần tủy bên trong bị nhiễm trùng nghiêm trọng.
  • Viêm nha chu làm tụt lợi, lộ chân răng và dẫn đến viêm tủy răng.
  • Nướu bị thâm đen, sưng tấy không còn giữ được vẻ hồng hào khỏe mạnh cũng cho thấy phần tủy răng bị tổn thương, cần được điều trị sớm.
  • Răng bị nhạy cảm quá mức với thức ăn lạnh, nóng, chua và ngọt, hoặc mỗi khi có đồ ăn rơi vào lỗ sâu thì bị đau nhức và ê buốt.
  • Xuất hiện túi mủ trắng ở vị trí nướu. Đồng thời, khi bạn dùng tay ấn vào thấy hơi đau và nếu làm rách lớp màng này, mủ sẽ chảy ra xung quanh chân răng. Mặc dù những túi mủ này không gây đau nhưng dẫn đến hôi miệng, vướng víu rất khó vệ sinh răng miệng.
  • Bên cạnh đó, còn có một số trường hợp khác như răng vỡ lớn do tai nạn hoặc sâu răng làm lộ tủy, dẫn đến viêm tủy răng.
Răng bị sâu nặng, gây tổn thương đến tủy răng
Răng bị sâu nặng, gây tổn thương đến tủy răng

Trường hợp không nên điều trị tủy răng:

  • Những chiếc răng có mô thân và chân bị phá hủy nhiều, không thể tái tạo được hoặc tái tạo được nhưng không đảm bảo chức năng cũng như tính thẩm mỹ.
  • Răng bị sâu, viêm nhiễm vẫn có khả năng điều trị được nhưng thuộc nhóm răng dư, mọc lệch lạc quá mức. Trong trường hợp này giữ lại sẽ gây khó vệ sinh và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của cơ thể.
  • Mô răng còn tốt nhưng lại bị bệnh nha chu nặng và tiêu xương quá nhiều.
  • Răng đã điều trị tủy trước đó nhiều lần không khỏi và có xuất hiện biến chứng. Lúc này giải pháp chỉ có thể là thay thế răng mới.
  • Răng gặp các biến chứng tại chỗ như viêm xương, viêm tổ chức liên kết,…
  • Trường hợp răng bị viêm tủy quá nặng và tủy bị hoại tử, không còn khả năng điều trị. Giải pháp duy nhất là bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để loại bỏ triệt để các cơn đau và tránh làm ảnh hưởng đến các răng khác.

Quy trình chữa tủy răng tại phòng khám

Để đảm bảo các răng được điều trị tủy một cách hiệu quả và an toàn, người bệnh nên đến những cơ sở nha khoa lớn, uy tín. Tại đây có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao và đảm bảo bạn được thực hiện theo đúng theo quy trình dưới đây.

  • Bước 1: Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát và cho người bệnh chụp X quang để đưa ra chẩn đoán chính xác, nhằm lên kế hoạch điều trị cụ thể cho từng giai đoạn.
  • Bước 2: Lấy tủy trực tiếp nếu phần tủy của người bệnh bị hoại tử hoàn toàn. Còn trong trường hợp tủy chưa hoại tử hết toàn bộ hoặc chỉ viêm tủy răng, cần phải gây tê tại vùng răng cần điều trị tủy, sau đó mới lấy sạch tủy trong răng. Cụ thể, bác sĩ sẽ dùng một loại mũi khoan chuyên dụng để tạo ra lỗ nhỏ trên răng, mở đường vào buồng tủy. Sau đó làm sạch và bơm rửa toàn bộ ống tủy cũng như buồng tủy.
  • Bước 3: Tiến hành trám bít ống tủy cho người bệnh. Theo đó, sau khi tủy được làm sạch hoàn toàn và sửa tỉ mỉ bằng vật liệu chuyên dụng trong điều trị nha khoa thì sẽ được trám bít kín lại. Quá trình này kết thúc, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân chụp X quang thêm 1 lần nữa để chắc chắn rằng việc trám bít ống tủy đã được thực hiện đạt chuẩn.
  • Bước 4: Hướng dẫn người bệnh chăm sóc răng miệng sau điều trị tại nhà và hẹn lịch tái khám (nếu cần).
Quy trình điều trị tủy răng gồm 5 bước
Quy trình điều trị tủy răng gồm 5 bước

Trên đây là quy trình chữa tủy răng cơ bản. Dù bạn đi thăm khám và điều trị tại bất kỳ phòng khám nha khoa nào cũng sẽ được thực hiện theo những bước trên.

Cách chữa tủy răng ngay tại nhà

Để khắc phục các cơn đau nhức tức thời của tình trạng viêm tủy răng trước khi đến nha khoa điều trị, bạn có thể áp dụng các mẹo đơn giản như sau:

Khắc phục bằng nước trà xanh

Trà xanh là thảo mộc vô cùng lành tính và có tính sát khuẩn tương đối tốt. Chính vì vậy, nhiều người đã áp dụng cách súc miệng bằng nguyên liệu này để giảm đau và ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị một nắm lá trà xanh tươi, lưu ý chọn những lá bánh tẻ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Đem nguyên liệu đi rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 – 20 phút để loại bỏ mọi vi khuẩn, bụi bẩn.
  • Cho vào nồi đun với lượng nước vừa đủ, sau đó dùng để súc miệng.
  • Mỗi ngày bạn thực hiện ít nhất 2 – 3 lần để giảm các cơn đau nhức tốt nhất.

Chữa tủy răng bằng nước cốt lá chuối

Từ xưa, nhiều người đã biết dùng nước cốt lá chuối để điều trị viêm tủy răng ngay tại nhà. Do trong lá chuối chứa thành phần là các chất giảm đau và chống viêm nhiễm rất tốt.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Bạn chọn lá chuối non, đem rửa nhiều lần với nước sạch, sau đó ngâm với nước muối thêm 15 phút để loại bỏ những vi khuẩn gây hại.
  • Để ráo nước rồi đem nguyên liệu đi nghiền nát và lọc lấy nước cốt.
  • Sau đó dùng khăn sạch hoặc bông y tế thấm nước cốt lá chuối và chấm trực tiếp lên vùng bị đau.
  • Giữ nguyên nước cốt trên đó khoảng 3 phút, sau đó súc miệng lại bằng nước sạch.
  • Kiên trì thực hiện hằng ngày, các cơn đau sẽ dịu đi đáng kể.
Sử dụng nước cốt lá chuối để cải thiện các cơn đau
Sử dụng nước cốt lá chuối để cải thiện các cơn đau

Sử dụng hành tây

Tương tự, trong củ hành tây chứa các hoạt chất sát khuẩn và giảm đau nhanh chóng. Bởi vậy, bạn cũng có thể dùng nguyên liệu này để giảm đau do viêm tủy răng.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị một củ hành tây tươi, đem rửa sạch và để ráo nước.
  • Thái hành tây thành từng lát mỏng, sau đó đắp trực tiếp lên những vùng bị đau.
  • Giữ nguyên trên đó khoảng 3 – 5 phút, các cơn đau sẽ được cải thiện rõ rệt

Súc miệng nước cốt tỏi

Ngoài là một gia vị quen thuộc trong các bữa ăn của nhiều gia đình Việt, do có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn nên nguyên liệu này còn được dùng để cải thiện tình trạng viêm nhiễm. Mặc dù mùi hương khá nồng, nhưng nếu bạn chịu khó súc miệng bằng nước cốt tỏi, các cơn đau nhức, ê buốt sẽ tan biến trong tức khắc.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị vài nhánh tỏi, bóc vỏ, sau đó đem rửa sạch sẽ.
  • Lấy đi giã nát và hòa với nước ấm để súc miệng.
  • Mỗi ngày bạn nên thực hiện ít nhất 3 – 4 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Các cách điều trị viêm tủy răng tại nhà phía trên chỉ có tác dụng giảm bớt các cơn đau và cải thiện viêm nhiễm. Do đó, bạn cần đến nha khoa để chữa dứt điểm bệnh lý theo đúng quy trình kỹ thuật.

Chữa trị tủy răng có đau không?

Nhờ sự phát triển của công nghệ nha khoa hiện nay, quá trình chữa tủy răng ngày càng đơn giản hơn. Chính vì vậy hoàn toàn không gây đau và diễn ra rất nhẹ nhàng, nhanh chóng.

Viêm tủy răng ở dạng nhẹ thường được vệ sinh và cho trám răng nên không gây cảm giác đau. Ngay cả những trường hợp bị viêm nặng, việc chữa trị tủy răng bằng việc lấy tủy hoặc diệt tủy cũng không gây ra đau nhức, khó chịu như các cơn đau do viêm tủy gây ra.

Bởi để kiểm soát các cơn đau, trước và sau khi điều trị, nha sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc tê. Thường khoảng 1 – 2 tiếng đồng hồ sau điều trị, người bệnh có thể cảm thấy những cơn đau nhẹ. Do lúc này vật liệu trám còn mới nên cần thời gian thích nghi với môi trường răng.

Tuy nhiên, người bệnh cần đặc biệt lưu ý, trong trường hợp răng đã hoàn tất việc lấy tủy rồi vẫn còn đau, thậm chí là sưng tấy lên thì bạn cần liên hệ ngay với phòng khám để được các bác sĩ kiểm tra kỹ càng. Bởi rất có thể quá trình điều trị chưa được thực hiện triệt để hoặc phát sinh biến chứng.

Chữ viêm tủy răng gần như không gây đau
Chữ viêm tủy răng gần như không gây đau

Gợi ý địa chỉ chữa tủy răng uy tín

Để có thể điều trị tủy răng an toàn và hiệu quả, bạn cần lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín. Dưới đây là 3 gợi ý cho người bệnh:

  • BV Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội: Đây là một trong những địa chỉ chữa tủy răng chất lượng và tốt nhất tại thủ đô. Bệnh viện có bề dày lịch sử và đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, chính vì vậy bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi đến khám và điều trị các vấn đề về răng miệng tại đây.
  • Nha Khoa ViDental: Tên đầy đủ của đơn vị này là Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam. Viện được xây dựng theo mô hình hệ sinh thái phức hợp, gồm nghiên cứu, chẩn đoán và điều trị các vấn đề về răng miệng theo công nghệ nha khoa tiên tiến hàng đầu tại Việt Nam.
  • BV Răng Hàm Mặt Sài Gòn: Cơ sở này là bệnh viện Răng Hàm Mặt tư nhân đầu tiên được xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như toàn bộ khu vực phía Nam. Tại đây trang bị đầy đủ các thiết bị, máy móc và có cơ sở hạ tầng hiện đại nhằm phục vụ người bệnh tốt hơn. Do đó, nếu còn băn khoăn chưa biết điều trị tủy răng ở đâu thì bạn có thể lựa chọn địa chỉ này.

Biến chứng nguy hiểm khi không được chữa tủy răng kịp thời

Nếu không điều trị tủy răng kịp thời, tình trạng viêm nhiễm sẽ gây đau nhức, khó chịu làm ảnh hưởng đến việc ăn uống, công việc và những sinh hoạt hàng ngày. Nghiêm trọng hơn người bệnh có thể cần nhổ bỏ răng và đối mặt với những biến chứng nguy hiểm khác như sau:

  • Viêm nhiễm xoang hàm, xương hàm và các cấu trúc giải phẫu ở lân cận: Vi khuẩn từ các vị trí viêm nhiễm mang theo mầm bệnh thoát ra ngoài ống tủy và lỗ chóp chân răng gây ra viêm chóp chân răng. Dần dần với sự tích tụ của vi khuẩn cũng như các chất hoại tử, cấu trúc nâng đỡ quanh chóp chân răng sẽ bị phá hủy, từ đó dẫn tới viêm xoang, viêm xương hàm, thậm chí là viêm dây thần kinh,…
Viêm nhiễm xoang hàm, xương hàm và các cấu trúc giải phẫu ở lân cận gây đau
Viêm nhiễm xoang hàm, xương hàm và các cấu trúc giải phẫu ở lân cận gây đau
  • Nang chân răng: Khi các chất hoại tử ở tủy răng thoát ra ngoài được mà tụ lại, có thể dẫn đến hình thành các cấu trúc u hạt. Khi ngày càng nhiều và lớn hơn sẽ tạo nên các nang chân răng, xuất ổ mủ trên nướu khiến người bệnh đau nhức, khó chịu. Ngoài ra nếu phát triển quá mức có thể sinh ra nang xương hàm, phá hủy và làm mất cấu trúc xương hàm.
  • Mất răng: Đây là biến chứng thường gặp nhất nếu bạn không chữa tủy răng kịp thời. Cụ thể sau một thời gian bị viêm và nhiễm trùng trong tủy, mô răng sẽ bị ngấm nước và mục dần. Đồng thời dưới tác động của lực ăn nhai, mô răng sẽ vỡ lớn hơn, không có khả năng phục hồi lại và cần tiến hành nhổ bỏ, tránh gây ra mất răng.

Tìm hiểu thời gian điều trị tủy răng

Chữa tủy răng mất bao nhiêu thời gian, một ngày có hoàn tất được không,… là vấn đề rất nhiều bệnh nhân quan tâm đến. Theo các chuyên gia nha khoa, kỹ thuật lấy tủy răng là quá trình lấy bỏ một phần hoặc toàn bộ tủy răng. Đồng thời sau khi lấy hết mô tủy bị viêm nhiễm, khoảng trống sẽ được bác sĩ làm sạch, tạo dáng và trám bít kín lại nhằm ngăn vi khuẩn tấn công khiến tình trạng viêm nhiễm lây lan rộng khắp.

Chính vì vậy, quá trình chữa tủy mất bao nhiêu thời gian sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Điển hình trong đó phải kể đến như sau:

  • Tình trạng răng của người bệnh, đồng thời sức khỏe tổng thể có đảm bảo để thực hiện chữa trị không.
  • Vị trí của chiếc răng cần điều trị nằm ở đâu, có phải là vị trí khó và nguy hiểm không.
  • Bên cạnh đó, tay nghề của bác sĩ, các trang thiết bị của phòng khám cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian điều trị tủy.

Thông thường sẽ mất khoảng 2 – 3 ngày để hoàn thành quá trình chữa tủy răng. Ngoài ra, với một số răng đặc biệt, thời gian có thể có thay đổi như sau:

  • Răng cửa: Được biết thời gian để chữa trị tủy cho răng cửa chỉ mất khoảng 20 – 30 phút. Bởi răng ở vị trí này chỉ có một ống tủy nên thời gian thực hiện thường nhanh hơn răng hàm. Tuy nhiên, nếu bạn còn mắc các bệnh lý nha khoa khác, thời gian này có thể sẽ kéo dài hơn.
  • Răng hàm: Đây là loại răng có nhiều ống tủy nên người bệnh thường phải đến phòng khám 2 – 4 lần, mỗi lần mất khoảng 20 – 30 phút để điều trị tủy.

Chữa tủy răng có đắt không và mất bao nhiêu tiền?

Chi phí chữa trị tủy răng răng là bao nhiêu phụ thuộc rất lớn vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm nhiễm và chi phí cụ thể tại các cơ sở nha khoa. Tuy nhiên, nếu bạn đến các bệnh viện công, hiện nay có rất nhiều chính sách bảo hiểm sẽ chi trả cho việc điều trị nội nha.

Ngoài ra, mức phí này có sự khác nhau ở lứa tuổi trẻ em và người lớn, cũng như đặc trưng răng điều trị lần đầu hay chữa tủy lại. Theo đó, trung bình bạn sẽ mất khoảng 300.000 – 1.000.000 đồng.

Chi phí điều trị tủy răng không quá cao
Chi phí điều trị tủy răng không quá cao

Một số lưu ý cần nhớ khi điều trị tủy răng

Để đảm bảo có thể chữa tủy răng hiệu quả nhất và giữ sức khỏe răng miệng, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau:

Trước khi điều trị

  • Việc điều trị tủy răng là việc làm vô cùng cần thiết và cần được tiến hành sớm nhất khi đã có chỉ định của bác sĩ để bảo vệ răng.
  • Như đã nói ở trên, thông thường việc chữa tủy răng không gây đau đớn khi được đánh giá và chẩn đoán đúng. Cơn đau nhẹ chỉ xuất hiện trong trường hợp bạn cần tiêm gây tê.
  • Biện pháp điều trị nội khoa này hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe toàn cơ thể nếu bạn thực hiện tại các phòng khám nha khoa uy tín và bác sĩ thực hiện đúng kỹ thuật.
  • Thông thường tuổi thọ của răng sau khi điều trị tủy không thể bằng răng bình thường. Tuy nhiên, bạn vẫn cần thực hiện sớm để bảo toàn răng thật, đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ trong thời gian dài. Điều này còn giúp bạn tiết kiệm chi phí tốt nhất so với những phương pháp trồng răng khác.

Trong chữa trị tủy răng

  • Đối với những chiếc răng tủy còn sống, các bác sĩ cần tiến hành gây tê trước khi lấy tủy. Còn với tủy răng chết, việc lấy tủy răng vô cùng dễ dàng, không gây đau đớn, khó chịu nên không cần gây tê.
  • Đứt gãy dụng cụ điều trị trong lấy ống tủy, với từng trường hợp và tình huống, bác sĩ có thể để lại trong ống tủy hoặc lấy ra để đảm bảo hoàn thành quá trình này tốt nhất.
  • Thủng sàn tủy và thủng thành buồng tủy, tùy từng mức độ khác nhau sẽ quyết định việc tiến hành điều chỉnh lại tổn thương hoặc nhổ bỏ răng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý hợp tác với bác sĩ và tuân thủ theo đúng quy trình điều trị để tránh xảy ra trường hợp rơi rớt dụng cụ, hoặc nuốt vào đường thở và dạ dày cực kỳ nguy hiểm.
Chú ý chăm sóc và vệ sinh răng miệng kỹ càng
Chú ý chăm sóc và vệ sinh răng miệng kỹ càng

Sau khi chữa tủy

  • Người bệnh nên tránh ăn nhai ngay sau khi điều trị, ít nhất khoảng 30 phút.
  • Hạn chế nạp vào cơ thể các loại đồ ăn quá nóng, lạnh hoặc cay, chua,… không tốt cho sức khỏe của răng và cơ thể.
  • Những ngày đầu sau khi điều trị tủy, bạn nên ăn nhẹ nhàng và nhai đều để răng làm quen.
  • Sau điều trị, người bệnh có thể bị đau nhẹ vài ngày ở vùng răng và khớp thái dương hàm là hoàn toàn bình thường.
  • Tuy nhiên, bạn cần đi khám ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng sau: Bong miếng trám, nứt, vỡ răng; vướng, cộm tại miếng trám khi ăn nhai; đau nhức mỗi khi ăn nhai hoặc sưng tại vùng nướu quanh răng; hoặc sau nhiều ngày điều trị cảm giác khó chịu không giảm bớt,…
  • Sau khi hoàn tất việc điều trị nội nha, bạn cần tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ để phục hình răng sứ hoặc lắp chốt trám. Điều này nhằm tránh nguy cơ nứt, vỡ răng.
  • Chú ý vệ sinh răng miệng kỹ càng, sau ăn 30 phút bạn nên dùng bàn chải lông mềm làm sạch răng.
  • Tránh ăn nhai đồ quá cứng vào vị trí những miếng trám lớn.
  • Ngoài ra, bạn nên đi kiểm tra nha sĩ định kỳ 6 tháng/lần nhằm kịp thời phát hiện các vấn đề răng miệng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về việc chữa viêm tủy răng, hy vọng những chia sẻ này hữu ích với các bạn. Nhìn chung, điều trị nội nha là việc làm cần thiết và nên thực hiện sớm để giữ được sức khỏe răng miệng, cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ cho cả khuôn mặt. Ngoài ra, nếu cần hỗ trợ thêm bất kỳ vấn đề nào khác liên quan, hãy để lại lời nhắn phía dưới đây cho chúng tôi.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Implant - Hà Nội: Tầng 3 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 989.518.448

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 989.518.448

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Implant - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 3 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

ViDental Implant - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0989.518.448